Cần cơ chế ưu đãi mạnh hơn cho Khu kinh tế Vân Phong

Cẩm Văn - Đình Trường |

Để thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Vân Phong, UBND tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh cần tạo cơ chế, chính sách đặc thù, nhất là thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất.
Toàn cảnh vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). Ảnh: VGP
Toàn cảnh vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). Ảnh: VGP

Ưu đãi cho Khu kinh tế Vân Phong hạn hẹp

Mới đây, trình bày trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày dự thảo Nghị quyết gồm 10 chính sách, cơ chế đặc thù, trong đó 6 chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại một số địa phương trước đó.

Đáng chú ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất một số chính sách dành riêng phát triển Khu kinh tế Vân Phong. Đây là khu kinh tế được Chính phủ định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp, khác biệt, hiện đại đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050.

Theo đó, để hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược, dự thảo nghị quyết quy định nhà đầu tư chiến lược được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan và thủ tục về thuế; ưu tiên hỗ trợ thủ tục đầu tư kinh doanh và thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư, được tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch.

Ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét, ưu đãi nhà đầu tư chiến lược vào Khu kinh tế Vân Phong còn "hẹp quá", chưa có chính sách mới, đột phá. Theo Chủ tịch Quốc hội, nên chăng cho thí điểm khấu trừ chi phí liên quan tới đầu tư phát triển, đổi mới sáng tạo trong khi tính thuế thu nhập, đây là phương pháp đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.

Đồng thời, ông Huệ cũng đưa ra ý kiến nên đề xuất phân cấp mạnh hơn cho tỉnh Khánh Hoà được quyết định chủ trương đầu tư dự án của nhà đầu tư chiến lược tại Khu kinh tế Vân Phong trước đó thuộc thẩm quyền Thủ tướng, sau khi xin ý kiến các bộ, ngành nhằm “tăng trách nhiệm của địa phương".

Trước đó, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách, cơ quan thẩm tra dự thảo nghị quyết, cho rằng hạ tầng Khu Kinh tế Vân Phong còn rất hạn chế, cần huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ... bằng các cơ chế chính sách ưu đãi thiết thực. Vị này nhận định, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược đưa ra tại dự thảo nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hoà còn quá ít và cần có các ưu đãi mạnh mẽ hơn.

Một góc các dự án tại Khu kinh tế Vân Phong. Ảnh: LL
Một góc các dự án tại Khu kinh tế Vân Phong. Ảnh: LL

Khánh Hòa mong muốn 16 chính sách đặc thù

Trước đó, trong tờ trình gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư hồi đầu tháng 3.2022, UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất 16 cơ chế và chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, tập trung vào lĩnh vực tài chính, ngân sách nhà nước, quy hoạch, đất đai, giải phóng mặt bằng, phát triển khu kinh tế Vân Phong…

Trong 16 cơ chế, chính sách này, Khánh Hòa đề xuất nâng hạn mức dư nợ cho vay của ngân sách địa phương lên mức 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. UBND tỉnh Khánh Hòa cho hay, nếu nâng hạn mức lên 60%, hạn mức dư nợ vay tối đa của địa phương sẽ là hơn 5.400 tỉ đồng, tăng hơn 2.700 tỉ đồng so với quy định hiện hành và theo đó sẽ bổ sung nguồn lực cho tỉnh đáp ứng một phần nhu cầu vốn để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng của địa phương.

Quan trọng hơn, nếu sử dụng hết hạn mức vay tối đa 60%, khả năng huy động vốn đầu tư toàn xã hội có thể tăng thêm 45%; tăng trưởng GRDP tăng thêm 1,8 điểm %. Nguồn thu ngân sách nhà nước theo đó sẽ có cơ hội tăng thêm khoảng 25% mỗi năm so với trường hợp không áp dụng cơ chế đặc thù.

Một cơ chế đặc biệt gây chú ý là UBND tỉnh Khánh Hòa mong muốn có chính sách thông thoáng nhằm thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư trong Khu kinh tế Vân Phong với các quy định chi tiết về điều kiện vốn điều lệ từ thấp nhất 250 tỉ đồng đến trên 10.000 tỉ đồng. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong, cần có các cơ chế, chính sách hấp dẫn, vượt trội nhằm thu hút nhà đầu tư chiến lược, là nhà đầu tư có năng lực tài chính, quản trị, có cam kết bằng văn bản về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ… và có dự án đầu tư thuộc danh mục dự án ưu tiên, tạo động lực phát triển và thu hút các nhà đầu tư khác cùng tham gia đầu tư.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, dù được xác định là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của Khánh Hòa, đến nay Khu kinh tế Vân Phong chưa được nằm trong nhóm các khu kinh tế ven biển được ưu tiên đầu tư, không được hưởng các cơ chế ưu đãi về vốn đầu tư hạ tầng nên nguồn vốn đầu tư hạ tầng từ trung ương rất thấp, giai đoạn 2012-2021 khoảng 1.280 tỉ đồng, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư hạ tầng thiết yếu. Khu kinh tế cũng chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng đề đầu tư các dự án quy mô lớn làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu kinh tế nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung.

Chính vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh cần tạo cơ chế, chính sách đặc thù, nhất là thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất. “Bên cạnh những ưu đãi về thuế cần phải có cơ chế cải cách thủ tục hành chính trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp nhuận nhà đầu tư chiến lược” – UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất.

Cẩm Văn - Đình Trường
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ đề xuất loạt cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà

PHẠM ĐÔNG |

Về cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai và nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án vào khu kinh tế Vân Phong.

Khánh Hoà: Nhà tuyển dụng đau đầu về chất lượng công nhân

Phương Linh - Tường Minh |

Khánh Hoà - Câu chuyện lao động tạm thời, chất lượng lao động và tỷ lệ nhảy việc cao đang khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.

Khánh Hoà: Công bố sản phẩm được chế tác trong dịch COVID-19

Phương Linh |

Khánh Hoà- Trong đại dịch COVID-19 các nghệ nhân ở Khánh Hoà đã không ngừng sáng tạo để cho ra đời nhiều tác phẩm đặc trưng mang hơi thở xứ Trầm hương.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chính phủ đề xuất loạt cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà

PHẠM ĐÔNG |

Về cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai và nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án vào khu kinh tế Vân Phong.

Khánh Hoà: Nhà tuyển dụng đau đầu về chất lượng công nhân

Phương Linh - Tường Minh |

Khánh Hoà - Câu chuyện lao động tạm thời, chất lượng lao động và tỷ lệ nhảy việc cao đang khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.

Khánh Hoà: Công bố sản phẩm được chế tác trong dịch COVID-19

Phương Linh |

Khánh Hoà- Trong đại dịch COVID-19 các nghệ nhân ở Khánh Hoà đã không ngừng sáng tạo để cho ra đời nhiều tác phẩm đặc trưng mang hơi thở xứ Trầm hương.