Khôi phục kinh tế, giảm thiệt hại do COVID-19:

Cần chính sách khoan sức doanh nghiệp, khoan thư sức dân

Nhóm PV |

Tháng 2 so với tháng 1.2020, cả nước có 3.630 DN quay trở lại hoạt động (giảm 57,1%); 4.567 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (giảm 61%); 3.841 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 1.186 DN hoàn tất thủ tục giải thể, 215 DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (giảm 36,6%)... Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lan rộng tại 65 nước và vùng lãnh thổ, khiến các DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, hàng không, du lịch và khách sạn thiệt hại nặng. Với điều kiện khó khăn như vậy, các DN và người dân hơn bao giờ hết cần các chính sách hỗ trợ của Chính phủ...

Cần một chính sách giãn thuế phù hợp

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và chờ giải thể tăng vọt trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp đăng ký mới giảm về quy mô vốn và quy mô lao động. Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2020 có trên 16.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2019), nguyên nhân do dịch COVID-19.

Theo các chuyên gia kinh tế, dịch COVID-19 nằm ngoài tất cả dự báo, Chính phủ, các tổ chức quốc tế lẫn giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đã không lường trước được vì dịch bệnh, thiên tai vẫn luôn là ẩn số khó lường. Hiện một số ngành, lĩnh vực kinh tế đang chịu những ảnh hưởng khá rõ từ COVID-19 như tình trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, tình trạng thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc để bảo đảm đơn hàng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; thị trường vận tải, dịch vụ bị thu hẹp, khách du lịch thưa thớt, sản xuất kinh doanh đình đốn, người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm... Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất khó khăn để cầm cự và duy trì sản xuất. Số doanh nghiệp thành lập mới giảm, doanh nghiệp ngừng sản xuất, đóng cửa giải thể tăng lên. Đó là những tác động trực tiếp trên diện rộng của dịch cúm.

Theo TS Trần Du Lịch (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ), mặc dù chưa có con số ước tính cụ thể về ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới nền kinh tế nhưng chắc chắn tác động của dịch bệnh này sẽ rất lớn. Ngoài việc tháo gỡ các điểm nghẽn về thủ tục hành chính, Chính phủ cần có chính sách như giãn, hoãn, giảm thuế để doanh nghiệp có thể trụ được qua lúc khó khăn. Để bù đắp cho nguồn thu ngân sách bị sụt giảm, có thể giảm chi thường xuyên, thoái vốn mạnh hơn ở các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng trước mắt phải có các biện pháp để hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp, nhất là giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuống mức 15-17%.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, ngoài biện pháp giãn, giảm thuế cũng rất cần sự tiếp sức, chia sẻ từ ngành ngân hàng thông qua các biện pháp như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, tiếp tục cho vay mới. Hiện Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản đề nghị các ngân hàng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch COVID-19. Một số ngân hàng đã công bố các gói cho vay ưu đãi cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Nhưng cần quy định các tiêu chí cụ thể để có thể thực hiện thống nhất, có giám sát nhằm đảm bảo các doanh nghiệp bị thiệt hại được hỗ trợ để vượt qua khó khăn, tránh trường hợp công bố nhiều nhưng hỗ trợ không được bao nhiêu.

Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - hiện tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền kinh tế ở Đông Bắc Á ở cả đầu vào lẫn đầu ra của nhiều ngành kinh tế và các chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam là một mắt khâu đang trở nên mong manh và dễ bị tổn thương, khi khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 30% tổng lượng khách nước ngoài tới Việt Nam, 35% kim ngạch xuất khẩu nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, 50-60% tổng giá trị linh kiện phụ tùng đầu vào cho các ngành Dệt may, Da giày, túi xách, điện tử… nhập từ Trung Quốc. Để giảm tình trạng phụ thuộc vào Trung Quốc và Đông Bắc Á để giảm tình trạng phụ thuộc và  có một chiến lược bài bản, thực chất và hiệu quả hơn, cần tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng các kênh cung ứng và đa dạng hoá thị trường với các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Mam” và “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. Đồng thời cần đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy tăng tỉ lệ nội địa hóa và nguồn cung ứng từ các thị trường tiềm năng.

Nên khoan thư sức dân

Trao đổi với Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (nguyên Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính) cho rằng, đã đến lúc tăng và cần phải tăng, đây là lúc cấp thiết rồi. “Tôi đồng tình với việc đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) cho thu nhập cá nhân (TNCN) lên 11 triệu đồng đối với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng cho người phụ thuộc để áp dụng kỳ tính thuế năm 2020. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ và đánh giá với thực tế thì việc tăng “nhỏ giọt” như vậy là chưa hợp lý”, ông Thịnh nói và cho rằng, cần phải tăng thêm 13 triệu đối với người nộp thuế và người phụ thuộc phải tăng lên ít nhất 5,5 triệu đồng.

Báo cáo từ Bộ Tài chính cũng cho thấy số thu về thuế TNCN luôn tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2019 tăng 108% so với năm 2018. Nếu xét về số thu tuyệt đối thì năm 2016 số thu từ thuế này đạt 49.152 tỉ đồng thì đến hết năm 2019 ước đạt 79.219 tỉ đồng, tăng thêm hơn 30.000 tỉ đồng, tương ứng tăng hơn 61%.

Theo Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An - ông Nguyễn Đàm Văn, dịch COVID-19 khiến cho các doanh nghiệp không kịp điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư; người lao động bị mất việc làm, doanh thu giảm. Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp khó khăn, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các sở ngành liên quan có giải pháp hỗ trợ. Xây dựng phương án hỗ trợ lãi suất, hạn mức tín dụng, gia hạn nợ… cho doanh nghiệp.

Luật sư Trương Thanh Đức - Công ty luật Basico - cũng cho rằng, việc quy định mức tăng lạm phát trên 20% mới thay đổi mức GTGC là chưa hợp lý. Bởi luật chỉ thu thuế sau khi đảm bảo đời sống cho người dân thì mỗi năm khi chỉ số CPI tăng dù chỉ 2 - 3% thì thuế phải thay đổi theo mà không cần đợi đến mức lên 20%. Đặc biệt theo luật sư Đức, thuế suất thuế TNCN chia làm 7 bậc, từ 5% đến 35% là rất dày và cao so với nhiều nước trong khu vực như Singapore, Malaysia... Do đó, cần sửa lại các mức này, giảm thuế suất, gia tăng mức GTGC để nuôi dưỡng nguồn thu, tránh vắt kiệt sức của người nộp.

Theo TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - việc tăng mức giảm trừ gia cảnh cho thu nhập cá nhân và người phụ thuộc là hợp lý bởi lạm phát và mức sống của người dân tăng lên. Đề nghị phía Bộ Tài chính nên nghiên cứu và nâng cao hơn nữa thì tốt hơn. “Chúng ta nên khoan sức dân” - ông Doanh nhấn mạnh.

- Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An - ông Trịnh Thanh Hải, trước thực trạng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, ngành thuế sẽ rà soát lại các lĩnh vực bị ảnh hưởng, để điều chỉnh trong việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời cải cách hành chính, tạo thuận lợi trong giải quyết các thủ tục về thuế; nhanh chóng triển khai việc giảm, miễn thuế khi có quy định của nhà nước.

- Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An - ông Nguyễn Đàm Văn, tâm lý hoang mang, lo sợ trong công đồng, nhân dân cũng là yếu tố làm cho tiêu thụ và sản xuất giảm mạnh. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải pháp hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn thì sắp đến doanh nghiệp có nguy cơ dừng sản xuất, thậm chí phá sản trên diện rộng.


Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế

Đặng Tiến - Cẩm Văn |

Kết luận cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chưa có cơ sở để điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng. Phải hết sức thận trọng, không bi quan, xác định rõ, phân tích kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có giải pháp phù hợp. Chỉ đạo này đã được các bộ, ngành, doanh nghiệp quán triệt xuyên suốt với nhiều giải pháp để vực dậy nền kinh tế.

Tìm cách vực dậy kinh tế sau công bố hết dịch

Nhiệt Băng |

Hầu hết các ngành nghề ở Nha Trang đang tìm cách vực dậy sau khi tỉnh Khánh Hòa được Bộ Y tế công bố hết dịch COVID-19.

Kinh tế Việt Nam trước dịch Corona: Giữ vững mục tiêu tăng trưởng năm 2020

Nhóm phóng viên |

“Không đặt vấn đề điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020. Chúng ta đã thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch nCoV thì chúng ta cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2020. Đồng tình với chỉ đạo này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi phương thức hoạt động, tìm đối tác và thị trường mới để giữ vững mục tiêu tăng trưởng năm 2020.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế

Đặng Tiến - Cẩm Văn |

Kết luận cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chưa có cơ sở để điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng. Phải hết sức thận trọng, không bi quan, xác định rõ, phân tích kỹ tình hình, xem xét các yếu tố tác động để có giải pháp phù hợp. Chỉ đạo này đã được các bộ, ngành, doanh nghiệp quán triệt xuyên suốt với nhiều giải pháp để vực dậy nền kinh tế.

Tìm cách vực dậy kinh tế sau công bố hết dịch

Nhiệt Băng |

Hầu hết các ngành nghề ở Nha Trang đang tìm cách vực dậy sau khi tỉnh Khánh Hòa được Bộ Y tế công bố hết dịch COVID-19.

Kinh tế Việt Nam trước dịch Corona: Giữ vững mục tiêu tăng trưởng năm 2020

Nhóm phóng viên |

“Không đặt vấn đề điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020. Chúng ta đã thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch nCoV thì chúng ta cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2020. Đồng tình với chỉ đạo này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi phương thức hoạt động, tìm đối tác và thị trường mới để giữ vững mục tiêu tăng trưởng năm 2020.