Cấm 11 tuyến đường chính: Tài xế Uber, Grab người ủng hộ, người muốn bỏ nghề

Cường Ngô |

Với quyết định cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ, nhiều tài xế Uber, Grab bày tỏ sự ủng hộ chủ trương này vì có thể giảm ùn tắc giao thông ở nhiều tuyến đường. Tuy nhiên, việc cấm đường cũng khiến thu nhập của các đối tác giảm sút, một số người muốn bỏ nghề.

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã cắm các biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ hoạt động trong các khung giờ cao điểm. Sau 10 ngày, nếu các chủ phương tiện vi phạm sẽ bị xử phạt.

Ghi nhận của Lao Động, sau 3 ngày lập biển cấm, nhiều tài xế Uber, Grab vẫn đi vào các tuyến đường cấm, trong giờ cao điểm đón, trả khách. Nhiều chủ phương tiện bị “nhắc nhở”, nhưng chưa xử phạt.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng (25 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tài xế Uber - cho rằng, thời gian đầu, khi Sở GTVT Hà Nội lắp biển cấm xe hợp đồng tại 13 tuyến phố, anh vẫn lúng túng khi thực hiện. Theo thói quen, vào những khung giờ cao điểm, từ 6h00’-9h00’ và 16h30’-19h30’, anh vẫn đi vào các tuyến phố cấm, như Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Trường Chinh, Khâm Thiên...

Tuy nhiên, anh Hùng khẳng định, rất ủng hộ việc Sở GTVT Hà Nội cấm đường với xe hợp đồng, dù việc này phần nào ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

"Chúng tôi ủng hộ chủ trương cấm đường của TP Hà Nội, để có giải pháp chống ách tắc giao thông. Hiện tại, giới chức trách chưa có cách làm hữu hiệu để giảm ùn tắc, nên việc cấm đường là đương nhiên", anh Hùng nói.

Biển cấm Uber, Grab. Ảnh: Cường Ngô
Biển cấm Uber, Grab. Ảnh: Cường Ngô

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, nhiều tài xế cho rằng, việc cấm đường với xe hợp đồng không hợp lý, bởi không ít đối tác tranh thủ ngoài giờ làm hành chính, chạy Grab, Uber kiếm thêm thu nhập.

Anh Trần Văn Hướng (tài xế Uber) nói, gia đình anh bán hàng ở chợ Long Biên. Anh tận dụng thời gian nhàn rỗi chạy Uber, kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, để mua được xe, anh phải vay ngân hàng 300 triệu đồng, mỗi tháng trả góp gần 10 triệu đồng. Phương tiện này cũng là "cần câu cơm" để anh đi lấy hàng phụ vợ.

"Tôi mua xe chủ yếu là để phục vụ gia đình. Khi rảnh rỗi chạy Uber kiếm thêm thu nhập. Nếu dán phù hiệu của hãng Uber trên xe, thì tôi không thể lưu thông trên 11 tuyến đường chính của thành phố theo quy định. Nhưng nếu không dán phù hiệu, logo thì tôi bị phạt cả hai lỗi vi phạm, gồm: Không dán biểu trưng của xe hợp đồng theo quy định; và đi vào đường cấm", anh Hướng cho hay.

Hiện nay, thành phố Hà Nội có trên 15.000 taxi công nghệ được cấp phép thí điểm. Tuy nhiên, thực tế, số lượng xe được cấp phép lớn hơn rất nhiều.

Để giải quyết ùn tắc giao thông, cũng như tạo sự công bằng giữa hai loại hình Uber, Grab và taxi truyền thống thì giải pháp cấm đường khá hữu hiệu. Theo ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội đơn vị nào liên quan đến vấn đề kinh doanh vận tải thì cùng một luật chơi.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Tài xế kéo đến văn phòng đòi giảm chiết khấu, Uber khóa cửa không tiếp

Cường Ngô - Sơn Tùng |

Trước cửa văn phòng Uber Hà Nội chiều nay (15.11), hàng chục tài xế tập trung, muốn đàm phán về mức chiết khấu. Tuy nhiên, Uber Việt Nam đóng kín cửa, không tiếp đối tác của mình.

Cấm Uber, Grab tại 13 tuyến phố: Phải gắn logo để nhận diện

Cường Ngô |

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho hay, việc cấm xe hợp đồng tại 13 tuyến phố tạo sự công bằng giữa hai loại hình taxi truyền thống và công nghệ. Đơn vị nào liên quan đến vấn đề kinh doanh vận tải thì cùng một luật chơi.

Hà Nội cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ: “Thông” tuyến này, “tắc” tuyến khác?

LÊ HOA - TIẾN DŨNG |

Từ ngày 11.1.2018, các loại xe hợp đồng dưới 9 chỗ sẽ bị cấm hoạt động tại 13 tuyến phố trên địa bàn TP.Hà Nội vào khung giờ cao điểm. Nhiều tài xế cho rằng, việc cấm phương tiện hợp đồng dưới 9 chỗ đi vào các tuyến phố đó để giảm thiểu ùn tắc giao thông, nhưng công việc thì vẫn phải đi, do đó cấm tuyến phố này lại “tắc” tuyến phố khác...

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Tài xế kéo đến văn phòng đòi giảm chiết khấu, Uber khóa cửa không tiếp

Cường Ngô - Sơn Tùng |

Trước cửa văn phòng Uber Hà Nội chiều nay (15.11), hàng chục tài xế tập trung, muốn đàm phán về mức chiết khấu. Tuy nhiên, Uber Việt Nam đóng kín cửa, không tiếp đối tác của mình.

Cấm Uber, Grab tại 13 tuyến phố: Phải gắn logo để nhận diện

Cường Ngô |

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho hay, việc cấm xe hợp đồng tại 13 tuyến phố tạo sự công bằng giữa hai loại hình taxi truyền thống và công nghệ. Đơn vị nào liên quan đến vấn đề kinh doanh vận tải thì cùng một luật chơi.

Hà Nội cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ: “Thông” tuyến này, “tắc” tuyến khác?

LÊ HOA - TIẾN DŨNG |

Từ ngày 11.1.2018, các loại xe hợp đồng dưới 9 chỗ sẽ bị cấm hoạt động tại 13 tuyến phố trên địa bàn TP.Hà Nội vào khung giờ cao điểm. Nhiều tài xế cho rằng, việc cấm phương tiện hợp đồng dưới 9 chỗ đi vào các tuyến phố đó để giảm thiểu ùn tắc giao thông, nhưng công việc thì vẫn phải đi, do đó cấm tuyến phố này lại “tắc” tuyến phố khác...