Các vùng kinh tế trọng điểm không đạt hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

ĐỨC THÀNH |

Chiều nay 24.9, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Cơ chế phối hợp phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” nhằm giải quyết bài toán nan giải này.

Trong bối cảnh các vùng kinh tế trọng điểm của chúng ta đang liên kết rất lỏng lẻo, hoạt động kinh tế manh mún yếu kém nên rất cần một cơ chế mới, tạo cú hích để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. 

Đại diện nhóm nghiên cứu về cơ chế phối hợp phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, ông Trần Trung Hiếu – Phó Trưởng Ban thể chế kinh tế (CIEM) cho biết việc chia cắt không gian vùng quá nhỏ với 63 tỉnh thành trên cả nước khiến cơ chế phối hợp giữa các vùng rất khó khăn, manh mún và “không ai bảo được ai”. Điều đó thúc đẩy cần xây dựng một thể chế liên kết vùng trong bối cảnh mới.

Đánh giá hiệu quả của liên kết vùng kinh tế ở Việt Nam còn rất yếu, nhóm nhiên cứu chỉ ra 4 vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là Vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung, KTTĐ phía Nam và KTTĐ Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cả 4 vùng KTTĐ này gồm 24 tỉnh thành  với diện tích 90 nghìn km2, chiếm 27% dân số cả nước và trên 50% dân số  nhưng thành tựu tăng trưởng kinh tế không đồng đều và vô cùng bất tương xứng. 

Như số liệu năm 2015 cho thấy, tổng đóng góp vào xuất khẩu của cả 4 vùng chỉ đạt 80,6%, trong đó vùng KTTĐ Bắc Bộ và KTTĐ phía Nam đã chiếm tới 78,1%, 2 vùng còn lại chỉ chiếm 2,5%.

Số liệu của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra các vùng KTTĐ phát triển kinh tế xã hội vô cùng kém và hầu hết các chỉ tiêu đều chưa đạt. Ví dụ  như chỉ tiêu GDP, cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, tỉ lệ hộ nghèo thì tất cả gần như đều không đạt chỉ có Vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt chỉ tiêu ở 2 lĩnh vực GDP và đô thị hóa.

Nguyên nhân được nhóm chỉ ra do trình độ phát triển kinh tế ở địa phương còn kém, cơ chế chính sách cho vùng KTTĐ chưa hoàn thiện và không thực quyền, nhận thức về lợi ích của các chủ thể liên quan chưa đầy đủ…

Trưởng ban phát triển vùng (Viện Chiến lược phát triển) – ông Cao Ngọc Lân khẳng định, chúng ta vẫn cần phát triển vùng kinh tế nhưng cần thiết phải xây dựng được một cơ chế phối hợp. Nhưng trước khi xây dựng cơ chế đó, cần phải nhìn rõ được những yếu kém của việc liên kết vùng.

Yếu kém đó là gì? Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra đó chính là sự lãng phí trong đầu tư công và việc duy trì sản xuất khép kín ở nhiều địa phương khiến sức cạnh tranh giữa các đơn vị hành chính trong vùng càng mạnh mẽ và hạn chế lẫn nhau dẫn tới việc không liên kết được, càng không xây dựng được chiến lược liên kết vùng.

Ông Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: “Chúng ta chưa làm rõ được cơ sở lợi ích. Vì không rõ cơ sở lợi ích nên chẳng địa phương nào tích cực tham gia. Trong liên kết vùng hiện nay chưa xây dựng được chuyên môn hóa, dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau, không xây dựng được xúc tiến thương mại cho vùng mà chỉ manh mún mạnh tỉnh nào tỉnh đấy làm.

Ngoài ra, chúng ta còn thiếu chế tài và không đảm bảo nguồn kinh phí để hoạt động cho Ban chỉ đạo kinh tế vùng, không có thực quyền cả về quyền hành chính và quyền phân bổ nguồn lực”. 

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp “xin” tặng 23 tỷ đồng: Cơ quan chức năng có “dám” nhận?

Huân Cao |

Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản tại TPHCM muốn được tặng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) 1 triệu USD (tương đương 23 tỷ đồng). Lực lượng cảnh sát PCCC TPHCM có nên nhận số tiền này để phục vụ cho việc mua xe và thiết bị chữa cháy hay không?

TPHCM: Tiêu hủy từ sáng sớm đến tận cuối chiều chưa hết 8 tỉ đồng hàng giả

Ngọc Uyên |

Chỉ một ngày (24.9) trị giá lượng hàng hóa giả, kém chất lượng... bị QLTT TPHCM tiêu hủy lên hơn 8 tỉ đồng. Đáng báo động, trong số trên có hàng chục nghìn sản phẩm liên quan tính mạng sức khỏe con người.

Singapore hoàn tất điều tra và không huỷ bỏ thương vụ Grab mua Uber

LA |

Cơ quan giám sát cạnh tranh Singapore (CCCS) đã hoàn tất việc điều tra liên quan tới thương vụ Grab thâu tóm Uber Đông Nam Á và không yêu cầu hủy bỏ thương vụ này.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Doanh nghiệp “xin” tặng 23 tỷ đồng: Cơ quan chức năng có “dám” nhận?

Huân Cao |

Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản tại TPHCM muốn được tặng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) 1 triệu USD (tương đương 23 tỷ đồng). Lực lượng cảnh sát PCCC TPHCM có nên nhận số tiền này để phục vụ cho việc mua xe và thiết bị chữa cháy hay không?

TPHCM: Tiêu hủy từ sáng sớm đến tận cuối chiều chưa hết 8 tỉ đồng hàng giả

Ngọc Uyên |

Chỉ một ngày (24.9) trị giá lượng hàng hóa giả, kém chất lượng... bị QLTT TPHCM tiêu hủy lên hơn 8 tỉ đồng. Đáng báo động, trong số trên có hàng chục nghìn sản phẩm liên quan tính mạng sức khỏe con người.

Singapore hoàn tất điều tra và không huỷ bỏ thương vụ Grab mua Uber

LA |

Cơ quan giám sát cạnh tranh Singapore (CCCS) đã hoàn tất việc điều tra liên quan tới thương vụ Grab thâu tóm Uber Đông Nam Á và không yêu cầu hủy bỏ thương vụ này.