Các tuyến đường mới tại TP.Hồ Chí Minh: Sẽ làm các dự án BOT để dân có sự lựa chọn

MINH QUÂN |

Theo Sở GTVT TPHCM, quan điểm của thành phố là các dự án BOT phải thu đúng quy định, công khai minh bạch, trạm đúng vị trí và mức thu phải đúng.

Sau khi rà soát, vừa qua, thành phố quyết định tạm dừng đầu tư một số dự án dự kiến đầu tư theo hình thức BOT để tìm phương thức đầu tư phù hợp. Bởi sắp tới, thành phố sẽ đầu tư các dự án BOT trên tuyến đường mới để người dân có sự lựa chọn và không làm trên các tuyến đường đã có sẵn.

DN “cõng” nhiều loại phí nhưng không chạy được xe

Trên địa bàn TPHCM hiện có 9 dự án triển khai có thu giá sử dụng đường bộ, trong đó có 7 dự án do thành phố quản lý và 2 dự án do Bộ GTVT quản lý. Trong 7 dự án này hiện chỉ có 3 dự án tổ chức thu phí (dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc; dự án xây dựng cầu Phú Mỹ và dự án xây dựng đường Nguyễn Văn Linh).

Còn 4 dự án đang triển khai đầu tư hoặc chờ hoàn chỉnh thủ tục để triển khai thu giá (dự án cầu đường Bình Triệu 2; dự án xây dựng đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu).

Tại buổi tọa đàm giữa Sở GTVT TPHCM với Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM mới đây, nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải hàng hóa tại TPHCM đã kiến nghị các cơ quan chức năng giảm phí bảo trì đường bộ, phí qua các trạm BOT trên địa bàn thành phố, bởi DN đang gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán của DN, hiện mỗi đầu xe phải chịu chi phí cố định hằng tháng khoảng từ 20-25 triệu đồng (bao gồm phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm, dịch vụ định vị, phí bến bãi, phí BOT…). Để tồn tại nhiều DN phải bán bớt phương tiện, mất đi nhiều khách hàng.

Một trong những nguyên nhân khiến DN vận tải hàng hóa rơi vào tình trạng khó khăn đó là các trạm thu phí BOT và phí bảo trì đường bộ cao, chồng chéo lẫn nhau dẫn đến chi phí đầu vào tăng theo.

Ông Lâm Đại Vinh - Chủ DN vận tải Lâm Vinh - cho rằng, tại TPHCM và khu vực lân cận đi đâu DN cũng phải đóng phí. Đây là điều bất hợp lý bởi các DN đã đóng phí bảo trì đường bộ rồi vẫn phải đóng thêm phí BOT.

“Thời gian qua nhiều trạm thu phí BOT ở trong nước đã giảm phí cho phương tiện nhưng tôi không hiểu sao các trạm BOT của thành phố vẫn chưa giảm” - ông Vinh nói.

Điều đáng nói, mặc dù DN đóng phí đầy đủ nhưng lại không được hưởng lợi ích từ điều này khi đường sá thì chưa thông thoáng khiến DN không hoạt động được. Ông Vinh dẫn chứng xe đi qua nút giao thông Mỹ Thủy (vào cảng Cát Lái) có những hôm xe bị kẹt ùn tắc cả 4-5 tiếng đồng hồ. Xe chạy không được, không giao hàng kịp nên không lấy được tiền từ khách hàng.

Chủ một DN vận tải cho biết thêm, thành phố và các cơ quan chức năng chưa có chính sách kịp thời tháo gỡ cho DN dù họ nhiều lần phản ánh. Đơn cử như phí bảo trì đường bộ, hiện vẫn quá cao tới hơn 17 triệu đồng/năm đối với xe đầu kéo có tổng trọng lượng 40 tấn trở lên. Trên thực tế các xe chỉ hoạt động trung bình 9 tháng/năm (còn lại ngừng hoạt động khoảng 90 ngày) nhưng DN vẫn phải đóng phí cho cả năm là điều bất hợp lý.

Quan điểm thành phố là các dự án BOT phải thu đúng quy định

Dù chưa xảy ra tình trạng lái xe phản ứng tại các trạm thu phí trên địa bàn nhưng TPHCM đã có sự rà soát và lên phương án chuẩn bị ứng phó. Mới đây, Công an TPHCM, Sở GTVT và các sở ngành, địa phương đã làm việc với các chủ đầu tư các dự án BOT trên địa bàn thành phố để rà soát, phối hợp quản lý hoạt động các trạm BOT.

Đại diện Sở GTVT TPHCM cho hay đang tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư, đơn vị liên quan đưa ra các giải pháp đảm bảo giao thông tại các trạm BOT. Trong đó tập trung vào các nội dung: Đầu tư hệ thống thu giá tự động; xem xét chưa tăng giá vé đến năm 2020; tăng cường công tác duy tu bảo dưỡng...

Đặc biệt, các đơn vị cũng xây dựng các phương án dự phòng trong trường hợp người dân ứng phó đối với việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm, trong đó tập trung các giải pháp như: Phân luồng giao thông, phối hợp công an và chính quyền địa phương đảm bảo giao thông tại trạm…

“Quan điểm của thành phố là các dự án BOT phải thu đúng quy định, công khai minh bạch, trạm đúng vị trí và mức thu phải đúng. Vừa qua chúng tôi tuân thủ các quy định pháp luật khá tốt. Ở góc độ quản lý, vừa qua chúng tôi đã mời tất cả các nhà đầu tư, các sở, ngành đơn vị tổ chức cuộc họp yêu cầu các nhà đầu tư BOT tuân thủ theo hợp đồng, có văn bản trả lời chính thức về việc giảm giá qua các trạm” - ông Bùi Xuân Cường - GĐ Sở GTVT TPHCM chia sẻ.

Cũng theo ông Bùi Xuân Cường, việc thông tin tuyên truyền về pháp lý cũng như những chính sách của các nhà đầu tư các dự án BOT đang được đẩy mạnh. Đơn cử như nhà đầu tư trạm BOT An sương - An Lạc đang giảm giá dịch vụ qua trạm, đồng thời không thu phí một số phương tiện qua trạm.

Trước đó, trong kế hoạch phục vụ tết, ông Bùi Xuân Cường yêu cầu các nhà đầu tư trong trường hợp có ùn tắc giao thông thì phải xả trạm thu phí để đảm bảo đi lại.

Trong khi đó thông tin từ một số nhà đầu tư các dự án BOT tại thành phố cho biết, cũng đã có phương án đảm bảo giao thông tại các trạm BOT, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (chủ đầu tư trạm BOT xa lộ Hà Nội) cho biết đã tạm dừng thu phí trạm BOT xa lộ Hà Nội (do đã thu hoàn vốn cho dự án cầu Rạch Chiếc - PV) từ ngày 1.1.2018. Tuy nhiên CII vẫn yêu cầu các nhân viên có mặt, không được nghỉ để điều tiết phân luồng giao thông qua khu vực trạm, bên cạnh đó thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại đây.

TPHCM tạm dừng một số dự án BOT

GĐ Sở GTVT TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, vừa qua một số dự án như mở rộng quốc lộ 22 - đoạn từ An Sương đi cửa khẩu Mộc Bài dài 58km - đã được TPHCM và tỉnh Tây Ninh thống nhất triển khai theo hình thức BOT kết hợp BT. Một dự án khác là mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn từ An Lạc đến giáp tỉnh Long An - cũng đã lên phương án thực hiện theo hình thức BOT. Tuy nhiên, sau khi rà soát, thành phố quyết định tạm dừng đầu tư một số dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ qua địa bàn để rà soát lại quy mô, cũng như tìm phương thức đầu tư phù hợp. “Quan điểm của thành phố là đầu tư các dự án BOT trên tuyến đường mới để người dân có sự lựa chọn và không làm trên các tuyến đường đã có sẵn” - ông Bùi Xuân Cường khẳng định.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Hoãn tọa đàm BOT… để chuyên gia xem U23 Việt Nam đấu bán kết

LA |

Ban tổ chức Hội thảo "BOT - Những tác động từ chính sách" quyết định hoãn toạ đàm vì lý do trùng lịch thi đấu bán kết của đội tuyển U23 Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ GTVT: Vận hành BOT có thể sai, nhầm vị trí nhưng phải không có tham nhũng, tư túi

Văn Thắng |

Chiều 18.1, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trao đổi với báo chí xung quanh một số dự án BOT là điểm "nóng" trong thời gian qua. Bộ trưởng khẳng định "Vận hành BOT có thể sai thủ tục, có thể chọn vị trí nhầm nhưng phải đảm bảo không có tham nhũng, không có tư túi".

Bộ GTVT: Có hiện tượng “lôi kéo, kích động lái xe” làm nóng nhiều trạm BOT

Khánh Hoà |

Đại diện Bộ GTVT và Bộ Công an khẳng định có hiện tượng cố tình gây rối, lôi kéo kích động tại một số trạm BOT ở khu vực phía Nam và Thủ tướng Chính phủ sẽ có công điện chỉ đạo để các bộ ngành địa phương đồng loạt vào cuộc xử lý.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Hoãn tọa đàm BOT… để chuyên gia xem U23 Việt Nam đấu bán kết

LA |

Ban tổ chức Hội thảo "BOT - Những tác động từ chính sách" quyết định hoãn toạ đàm vì lý do trùng lịch thi đấu bán kết của đội tuyển U23 Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ GTVT: Vận hành BOT có thể sai, nhầm vị trí nhưng phải không có tham nhũng, tư túi

Văn Thắng |

Chiều 18.1, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trao đổi với báo chí xung quanh một số dự án BOT là điểm "nóng" trong thời gian qua. Bộ trưởng khẳng định "Vận hành BOT có thể sai thủ tục, có thể chọn vị trí nhầm nhưng phải đảm bảo không có tham nhũng, không có tư túi".

Bộ GTVT: Có hiện tượng “lôi kéo, kích động lái xe” làm nóng nhiều trạm BOT

Khánh Hoà |

Đại diện Bộ GTVT và Bộ Công an khẳng định có hiện tượng cố tình gây rối, lôi kéo kích động tại một số trạm BOT ở khu vực phía Nam và Thủ tướng Chính phủ sẽ có công điện chỉ đạo để các bộ ngành địa phương đồng loạt vào cuộc xử lý.