Cà Mau sẽ có thêm 4.000 MW điện vào năm 2045

NHẬT HỒ |

Đến năm 2045, Cà Mau hoàn thiện hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực được nâng cao, kinh tế công nghiệp năng lượng phát triển bền vững, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo quy hoạch năng lượng Cà Mau đến năm 2045 sẽ cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW; trong đó phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030 và tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045.

Tỉnh này sẽ thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng đạt 7% vào năm 2030 và 14% vào năm 2045.

Tại Chương trình Hành động số 42 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau nêu rõ quan điểm trong công tác chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11.02 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là thực hiện có hiệu quả nguồn năng lượng có thế mạnh của tỉnh, như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phù hợp với quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau xác định rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cà Mau đề xuất Trung ương đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 danh mục các dự án nguồn điện tiềm năng của tỉnh và hệ thống lưới truyền tải đồng bộ để giải phóng công suất lên lưới điện quốc gia, đảm bảo điều kiện thu hút phát triển nhanh và bền vững các dự án nguồn, lưới điện phù hợp với tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Cà Mau khuyến khích phát triển các dự án điện gió, mặt trời tại tỉnh, ưu tiên các dự án phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải; phát triển các dự án điện mặt trời áp mái và các dự án trên mặt nước, bãi bồi ven biển, kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tỉnh quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển dự án điện gió ngoài khơi gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế biển, du lịch của tỉnh.

Tỉnh Cà Mau chú trọng thu hút phát triển các dự án điện khí (LNG) và đầu tư hệ thống kho lưu trữ nhiên liệu khí nổi trên biển; đề xuất các dự án điện sinh khối đồng phát từ rơm rạ, phế phẩm rừng sản xuất và nguồn rác thải đô thị, chất thải rắn.

Song hành với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả, phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực, tỉnh Cà Mau quan tâm khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng, phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng, thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính...

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Ngành năng lượng Việt Nam cần thay "chiếc áo đã chật"

Cường Ngô - Phạm Dung |

Dù đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước song ngành năng lượng Việt Nam được đánh giá đang "mặc một chiếc áo đã chật". Nghị quyết 55 ra đời, sẽ khắc phục được những hạn chế hiện có, tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia.

Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020: Doanh nghiệp tư nhân đã sẵn sàng

Cường Ngô - Phạm Dung |

Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.

Năng lượng sạch tại ĐBSCL: Chật vật phát triển

nhật hồ |

Hiện nay chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 chính thức đi vào hoạt động. Còn lại hàng loạt các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời vẫn đang… khởi động tại khắp các tỉnh ĐBSCL.

Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam

Hương Mai |

Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc giai đoạn 2016-2020 tăng 10,6% và 8,5% giai đoạn 2021-2025, 7% giai đoạn 2026-2030 thì Việt Nam hiện đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư năng lượng trong nước và quốc tế.

Điện gió ngoài khơi giải bài toán năng lượng xanh

Vũ Long |

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã định hướng cụ thể việc xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi, gắn với thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Xóa độc quyền trong đầu tư hạ tầng năng lượng

P.Nguyễn - Duy Thiên |

Nghị quyết số 55-NQ-/TW của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư; xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước… để tạo nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia.

PV GAS và 4 đơn vị ngành dầu khí nhận giải thưởng năng lượng bền vững

Khương Duy |

Vừa qua tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Hội Khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng năng lượng bền vững lần thứ I năm 2019 cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tổng Công ty Khí Việt Nam vinh dự đứng trong 50 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam nhận giải thưởng này.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Ngành năng lượng Việt Nam cần thay "chiếc áo đã chật"

Cường Ngô - Phạm Dung |

Dù đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước song ngành năng lượng Việt Nam được đánh giá đang "mặc một chiếc áo đã chật". Nghị quyết 55 ra đời, sẽ khắc phục được những hạn chế hiện có, tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia.

Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020: Doanh nghiệp tư nhân đã sẵn sàng

Cường Ngô - Phạm Dung |

Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.

Năng lượng sạch tại ĐBSCL: Chật vật phát triển

nhật hồ |

Hiện nay chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 chính thức đi vào hoạt động. Còn lại hàng loạt các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời vẫn đang… khởi động tại khắp các tỉnh ĐBSCL.

Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam

Hương Mai |

Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc giai đoạn 2016-2020 tăng 10,6% và 8,5% giai đoạn 2021-2025, 7% giai đoạn 2026-2030 thì Việt Nam hiện đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư năng lượng trong nước và quốc tế.

Điện gió ngoài khơi giải bài toán năng lượng xanh

Vũ Long |

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã định hướng cụ thể việc xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi, gắn với thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Xóa độc quyền trong đầu tư hạ tầng năng lượng

P.Nguyễn - Duy Thiên |

Nghị quyết số 55-NQ-/TW của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư; xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước… để tạo nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia.

PV GAS và 4 đơn vị ngành dầu khí nhận giải thưởng năng lượng bền vững

Khương Duy |

Vừa qua tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Hội Khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức lễ vinh danh và trao giải thưởng năng lượng bền vững lần thứ I năm 2019 cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Tổng Công ty Khí Việt Nam vinh dự đứng trong 50 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam nhận giải thưởng này.