Buộc phải đấu thầu các dự án điện gió, mặt trời không kịp "về đích"

Cường Ngô |

Theo Bộ Công Thương, cơ chế đấu thầu, đấu giá phát triển điện mặt trời, điện gió áp dụng với một số đối tượng đã triển khai dự án, nhưng hết thời hạn áp dụng cơ chế FIT do Bộ Công Thương đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng cơ chế đấu thầu mua điện từ dự án điện mặt trời, điện gió (chuyển tiếp một số đối tượng áp dụng cơ chế tại Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ).

Với điện mặt trời, theo Quyết định 13 năm 2020, dự án vận hành trước 31.12.2020 sẽ được hưởng giá FIT 7,09 cent một kWh (tương đương 1.644 đồng một kWh) với dự án điện mặt trời mặt đất. Giá với điện mặt trời nổi là 7,69 cent một kWh (khoảng 1.783 đồng một kWh) và điện mặt trời mái nhà 8,38 cent một kWh, tức 1.943 đồng mỗi kWh.

Còn dự án điện gió vận hành thương mại trước 1.11.2021, theo Quyết định 39/2018 là 9,8 cent một kWh (2.223 đồng một kWh) với dự án trên biển; dự án trên bờ là 8,5 cent (1.927 đồng) một kWh.

Như vậy, cơ chế đấu thầu, đấu giá phát triển điện mặt trời, điện gió áp dụng với một số đối tượng đã triển khai dự án, nhưng hết thời hạn áp dụng cơ chế FIT do Bộ Công Thương đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Nhiều dự án điện gió không kịp về đích sẽ phải đấu thầu. Ảnh: Trần Tươi
Nhiều dự án điện gió không kịp về đích sẽ phải đấu thầu. Ảnh: Trần Tươi

Theo tờ trình, Bộ Công Thương có thẩm quyền ban hành khung giá phát điện. Trong đó có khung giá điện gió và khung giá điện mặt trời được quy định tại Luật Điện lực và Nghị định hướng dẫn. Và có trách nhiệm hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện áp dụng đối với dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ là đơn vị đấu thầu, dự kiến thực hiện trong năm 2022. Giá mua điện sau đấu thầu sẽ áp dụng trong 3 năm (từ năm 2022 đến 2025). Sau thời gian này, các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ phải đấu thầu tiếp theo quy định do Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành.

Đồng tiền tính giá là VND (đồng/kWh) và không điều chỉnh biến động theo tỉ giá VND/USD.

Theo Bộ Công Thương, các dự án chuyển tiếp được quyền lựa chọn tham gia thị trường điện cạnh tranh. Trường hợp lựa chọn tham gia, nhà máy có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị phát điện theo quy định thị trường điện do Bộ Công Thương ban hành.

Cũng tại báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ ra loạt hạn chế nếu tiếp tục kéo dài cơ chế giá FIT ưu đãi cho các dự án điện gió, điện mặt trời không kịp vận hành thương mại trước thời hạn.

Theo đó, thời hạn hợp đồng mua bán điện kéo dài 20 năm là không phù hợp, do hiện nay chi phí sản xuất điện gió và điện mặt trời có xu hướng giảm hơn so với thời điểm ban hành cơ chế FIT với hiệu suất công nghệ cải thiện, quy mô và kinh nghiệm phát triển mở rộng.

Việc giữ nguyên giá điện được điều chỉnh theo biến động của tỉ giá đồng/USD cũng không còn phù hợp với thực tiễn.

Tính đến thời điểm hiện tại, điện gió và điện mặt trời ở nước ta đã chiếm trên 26% tổng công suất lắp đặt. Do đó, Bộ Công Thương cho rằng "việc bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện dẫn đến việc không bình đẳng đối với nhiều nhà máy điện khác trong hệ thống điện, ảnh hưởng đến an ninh hệ thống điện".

Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ cho phép xây dựng quy định này theo trình tự, thủ tục rút gọn của Luật ban hành Văn bản pháp luật. Quyết định dự kiến trình Thủ tướng trong tháng 5.2022. Bộ này sẽ xây dựng, ban hành Thông tư về khung giá điện áp dụng cho các dự án chuyển tiếp, có hiệu lực đồng thời với quyết định của Thủ tướng.


Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Chậm trễ xây dựng và kết nối lưới điện "gây khó" nhà đầu tư điện gió

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia năng lượng nhận định, các dự án điện gió ngoài khơi có khả năng thu xếp vốn tốt hơn, tiềm năng phát triển với quy mô và công suất lớn hơn nhiều so với các dự án năng lượng tái tạo khác và cần được kết nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia ở cấp điện áp 220kV hoặc 500kV.

Quảng Trị thúc 12 dự án điện gió chậm tiến độ

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng và khó khăn trong huy động tài chính khiến các dự án điện gió đang chậm tiến độ.

Hàng nghìn tỉ đắp chiếu chờ cơ chế, nhà đầu tư điện gió có nguy cơ phá sản

Cường Ngô |

Chủ đầu tư 4 dự án điện gió vừa đồng ký tên vào văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn khi phải dừng hoạt động. Bởi, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn mới về cơ chế giá điện gió sau khi giá FIT hết hạn.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Chậm trễ xây dựng và kết nối lưới điện "gây khó" nhà đầu tư điện gió

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia năng lượng nhận định, các dự án điện gió ngoài khơi có khả năng thu xếp vốn tốt hơn, tiềm năng phát triển với quy mô và công suất lớn hơn nhiều so với các dự án năng lượng tái tạo khác và cần được kết nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia ở cấp điện áp 220kV hoặc 500kV.

Quảng Trị thúc 12 dự án điện gió chậm tiến độ

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng và khó khăn trong huy động tài chính khiến các dự án điện gió đang chậm tiến độ.

Hàng nghìn tỉ đắp chiếu chờ cơ chế, nhà đầu tư điện gió có nguy cơ phá sản

Cường Ngô |

Chủ đầu tư 4 dự án điện gió vừa đồng ký tên vào văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn khi phải dừng hoạt động. Bởi, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn mới về cơ chế giá điện gió sau khi giá FIT hết hạn.