Hà Nội thu hút vốn đầu tư sau đại dịch:

Bức tranh đầu tư phải thông suốt, không đánh trống bỏ dùi

Cường Ngô - Hoài Anh |

Theo các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo các doanh nghiệp, Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp FDI “định cư” tại Hà Nội, thì ngoài xây dựng môi trường pháp lý phù hợp, nên tiếp tục nâng cao chất lượng sống, đưa thành phố ngày càng trở thành nơi đáng sống và tươi đẹp hơn. Đồng thời, bức tranh đầu tư phải thông suốt, phải được đẩy mạnh hơn nữa, không đánh trống bỏ dùi.

Câu chuyện đầu tư - góc nhìn từ Senegal Pape Omar

Ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) - tại Việt Nam, người có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam cho biết, ông rất ấn tượng với Senegal Pape Omar - tiền đạo đang chơi bóng cho CLB Hà Nội ở giải bóng đá Vô địch quốc gia Việt Nam, đồng thời Omar cũng là đồng hương với ông.

“Ở Hà Nội, Omar đã tìm được môi trường phù hợp để phát triển tài năng của mình. Để có được thành công như hôm nay, Omar không phải đứng một mình, mà anh luôn có các đồng đội hỗ trợ, tiếp sức. Tương tự, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vào Hà Nội, là cực kỳ quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là phải tạo ra được mối liên kết bền vững, chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Thành phố có thể hỗ trợ thông qua việc xác định doanh nghiệp nội địa có khả năng thành đối tác hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI” - ông Ousmane Dione nhận định.

Theo Giám đốc quốc gia của World Bank tại Việt Nam, đây là thời điểm tuyệt vời, lý tưởng cho Việt Nam và Hà Nội thu hút đầu tư, phát triển. Bởi, Việt Nam không chỉ có lợi thế về ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động giá rẻ, mà đang có công cụ quảng bá rất tốt, nhất là sau “đại dịch” toàn cầu COVID-19.

Song, ông Ousmane Dione lưu ý, Hà Nội mong muốn các doanh nghiệp FDI “định cư” tại Hà Nội, thì, ngoài xây dựng môi trường pháp lý phù hợp, nên tiếp tục nâng cao chất lượng sống tại Hà Nội, đưa thành phố ngày càng trở thành nơi đáng sống và tươi đẹp hơn.

Nhận định về môi trường đầu tư ở Hà Nội, trao đổi với Lao Động, ông Lưu Hải Minh - Chủ tịch Công ty Cổ phần công nghệ mới Nhật Hải - cho biết, Hà Nội, mặc dù có dành những quỹ đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, song ông lo lắng “những quỹ đầu tư này khó giải ngân để “cứu” các doanh nghiệp đang gặp khó khăn”.

Chính vì vậy, điều ông Minh mong mỏi là các doanh nghiệp khoa học công nghệ phải được bình đẳng với các doanh nghiệp khác; các chính sách phải công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước và các phần vốn, giảm lãi, bảo hiểm xã hội phải đúng và đủ. “Bức tranh đầu tư phải thông suốt, phải được đẩy mạnh hơn nữa, không đánh trống bỏ dùi” - ông Minh nêu quan điểm.

Phải gây dựng được 3 yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa

Tại Hội nghị: “Hà Nội 2020 - hợp tác đầu tư và phát triển”, diễn ra ngày 27.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, với vị thế mới của mình, Hà Nội ngày nay không nên chỉ khiêm tốn với định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam, mà cần được định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á.

Hà Nội giờ đây không còn đặt mục tiêu ganh đua với các địa phương trong nước mà đặt cạnh tranh với các thành phố lớn trong khu vực như Bangkok, Manila, Jakarta...

Để hiện thực hoá tầm nhìn này, Thủ tướng cho rằng, phải gây dựng được 3 yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Thủ tướng cho rằng, phải có thể chế tốt, thu hút vốn đầu tư sau đại dịch, theo cơ chế đặc thù của Luật Thủ đô. Đồng thời, Hà Nội cần tận dụng thời cơ thị trường chuyển dịch chuỗi toàn cầu, các FTA thế hệ mới đang mở ra. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “nhân hoà” - đó là ứng xử của Hà Nội, tinh thần của Hà Nội trong chống dịch và nếu 20 năm trước Hà Nội được nhận danh hiệu của UNESCO thành phố vì hoà bình, thì đến nay phải tiếp tục phát huy.

Theo Thủ tướng, Hà Nội cần xây dựng 3 trụ cột: Thứ nhất, kiến tạo một nền kinh tế cạnh tranh, môi trường kinh doanh hiệu quả, chất lượng điều hành, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống tài chính. Thứ hai, tạo ra một môi trường không khí tốt, một hệ thống giáo dục, y tế tuyệt vời, một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, không chỉ 10 triệu dân Thủ đô mà các nhà đâu tư kỳ vọng vào Hà Nội như vậy. Thứ ba, làm sao để tạo cho Hà Nội trong trí nhớ trái tim của mọi người.

Với tinh thần không bỏ lại doanh nghiệp nào phía sau, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đang “làm tổ cho đại bàng đẻ, nhưng cũng phải rải thóc gạo cho chào mào, chim sẻ ăn no”. Và vì sự phát triển tốt cho Thủ đô, theo Thủ tướng, cũng cần phải quan tâm tới hộ cá thể hợp tác xã làng nghề, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thủ đô cũng phải được phát triển tốt.

Trao quyết định chủ trương đầu tư cho 229 dự án

Tại Hội nghị: “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển”, Thành phố Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 405.570 tỉ đồng (tương đương 17,6 tỉ USD) với số vốn tăng thêm 270.458 tỉ đồng. Trong số này có 100 dự án trong nước, với số vốn 227.499 tỉ đồng (vốn tăng thêm 192.215 tỉ đồng); 22 dự án đầu tư FDI với số vốn 5,7 tỉ USD, vốn tăng thêm 3,4 tỉ USD; 107 dự án đầu tư công.

Cường Ngô - Hoài Anh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tái khởi động kinh tế sau đại dịch COVID-19: "Đó là kỳ tích"

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Hà Nội là một trong những thủ đô đầu tiên trên thế giới kiềm chế được dịch COVID-19 và bước vào tái khởi động nền kinh tế, đó là kỳ tích.

Hà Nội tăng tốc đón sóng đầu tư

Nguyễn Hà - Kim Khánh |

Hơn 26 tỉ USD là số tiền lãnh đạo thành phố Hà Nội dự kiến sẽ ký 36 biên bản ghi nhớ hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp tại Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” theo kế hoạch tổ chức ngày hôm nay 27.6. Hà Nội sẽ “trải thảm” đón làn sóng đầu tư này như thế nào?

Hà Nội phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi, phát triển kinh tế

Khánh Hoà |

Chia sẻ về “Hội nghị Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” diễn ra hôm nay (27.6), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, thời gian qua Hà Nội dù tập trung chống dịch, nhưng vẫn trăn trở về một yêu cầu là vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19 vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế và chúng ta vẫn phải duy trì và tiếp tục phát triển kinh tế của TP và đất nước để không bị tụt hậu.

Doanh nghiệp FDI "lỗ giả, lãi thực": Ngân sách thất thu hàng chục nghìn tỉ

Phạm Dung |

Nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dù báo lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Từ đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hành vi “chuyển giá” của các doanh nghiệp này và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Hà Nội tái khởi động kinh tế sau đại dịch COVID-19: "Đó là kỳ tích"

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Hà Nội là một trong những thủ đô đầu tiên trên thế giới kiềm chế được dịch COVID-19 và bước vào tái khởi động nền kinh tế, đó là kỳ tích.

Hà Nội tăng tốc đón sóng đầu tư

Nguyễn Hà - Kim Khánh |

Hơn 26 tỉ USD là số tiền lãnh đạo thành phố Hà Nội dự kiến sẽ ký 36 biên bản ghi nhớ hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp tại Hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” theo kế hoạch tổ chức ngày hôm nay 27.6. Hà Nội sẽ “trải thảm” đón làn sóng đầu tư này như thế nào?

Hà Nội phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi, phát triển kinh tế

Khánh Hoà |

Chia sẻ về “Hội nghị Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển” diễn ra hôm nay (27.6), Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, thời gian qua Hà Nội dù tập trung chống dịch, nhưng vẫn trăn trở về một yêu cầu là vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong cuộc chiến chống COVID-19 vừa phải tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế và chúng ta vẫn phải duy trì và tiếp tục phát triển kinh tế của TP và đất nước để không bị tụt hậu.

Doanh nghiệp FDI "lỗ giả, lãi thực": Ngân sách thất thu hàng chục nghìn tỉ

Phạm Dung |

Nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dù báo lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Từ đó, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hành vi “chuyển giá” của các doanh nghiệp này và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý.