Brazil phát hiện "bò điên", cần kiểm soát chặt nhập bò sống vào Việt Nam

Vũ Long |

Mặc dù Brazil có ca bệnh "bò điên", bò sống vẫn có khả năng nhập khẩu vào Việt Nam thông qua việc kiểm soát chặt chẽ theo quy định của OIE.

Thông tin thêm về bệnh "bò điên" ở Brazil

Theo Cục Thú y (Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-NNPTNT), căn cứ vào tình hình thể bệnh “bò điên” cổ điển của từng nước và quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) trong thương mại quốc tế đối với trâu bò sống và thịt bò đông lạnh, pháp luật về Thú y Việt Nam và theo chỉ đạo của  Bộ NNPTNT, trong nhiều năm qua Việt Nam đã xem xét cho phép nhập khẩu bò sống (bò giống, bò sữa), thịt bò đông lạnh từ nhiều nước đã có ca bệnh “bò điên” thể cổ điển vào Việt Nam (như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ…).

Theo OIE, thể bệnh “bò điên” “không điển hình” (Atypical BSE) xảy ra một cách tự nhiên và rải rác. OIE loại trừ thể bệnh “bò điên” “không điển hình” ra khỏi nhóm phân loại nguy cơ bệnh “bò điên” vì thể bệnh này chỉ xảy ra một cách tự nhiên ở bất kỳ quần thể bò nào với một tỉ lệ rất thấp; OIE không đưa vào điều kiện thương mại quốc tế đối với trâu bò sống và sản phẩm từ trâu bò.

Trao đổi với PV Lao Động - đại diện Cục Thú y cho biết, mới đây, một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin Brazil mới xuất hiện 2 ca bệnh “bò điên” “không điển hình” tại 2 nhà máy giết mổ trâu bò của Brazil. Theo đó, 2 ca bệnh “bò điên” “không điển hình” mới xảy ra tại Brazil là ở bò già 17 năm tuổi và được phát hiện trong quá trình kiểm soát ở các bang Minas Gerais và Mato Grosso.

"Tuy nhiên, trên hệ thống báo cáo dịch bệnh của OIE (WAHIS) chưa có thông tin về các ca bệnh này" - thông tin từ Cục Thú y nêu rõ.

Khả năng nhập khẩu bò sống của Brazil dù phát hiện bệnh "bò điên"

Trả lời các vấn đề mà Báo Lao Động nêu, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: Trong những năm trước đây, Brazil cũng đã ghi nhận một vài trường hợp “bò điên” không điển hình. Mỗi ca bệnh "bò điên” không điển hình đều được Brazil tổ chức điều tra, lấy mẫu để xét nghiệm, đồng thời gửi mẫu đến Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE tại Vương quốc Anh, Canada… để xét nghiệm, kết luận.

Trên cơ sở đó, OIE đã thẩm định hồ sơ, đánh giá tình trạng bệnh “bò điên” tại Brazil và tiếp tục công nhận Brazil là nước có nguy cơ không đáng kể về bệnh “bò điên” vào tháng 5.2021 (nhiều năm trước, Brazil cũng đã được OIE đánh giá và công nhận Brazil là nước có nguy cơ không đáng kể về bệnh “bò điên”).

"Căn cứ quy định của OIE về bệnh “bò điên” trong thương mại quốc tế đối với trâu bò sống và sản phẩm từ trâu bò, hiện nay Brazil vẫn đang xuất khẩu trâu bò sống để làm giống, trâu bò sống để giết mổ làm thực phẩm và thịt bò đông lạnh sang các nước trên thế giới. Hiện tại, Brazil là nước xuất khẩu trâu bò sống lớn thứ năm và thịt bò lớn nhất thế giới" - ông Nguyễn Văn Long cho hay.

Đối với trâu, bò sống xuất khẩu, OIE quy định cụ thể đối với từng nhóm nước xuất khẩu, các nhóm nước xuất khẩu được OIE xác nhận bao gồm: Nước có nguy cơ không đáng kể về thể bệnh “bò điên” cổ điển; nước kiểm soát được thể bệnh “bò điên” cổ điển và nước có tình trạng thể bệnh “bò điên” cổ điển chưa xác định.

Đối với các nước có nguy cơ không đáng kể về thể bệnh “bò điên” cổ điển: Gia súc xuất khẩu được đánh dấu bằng hệ thống định danh để bảo đảm chúng không tiếp xúc với gia súc mắc thể bệnh “bò điên” cổ điển; được sinh ra sau ngày cấm sử dụng thức ăn có bột thịt xương của gia súc thuộc loài nhai lại.

Đối với các nước kiểm soát được thể bệnh “bò điên” cổ điển: Gia súc xuất khẩu lấy từ các quốc gia/vùng/cơ sở đã kiểm soát được thể bệnh “bò điên” cổ điển; gia súc được đánh dấu bằng hệ thống định danh để bảo đảm chúng không tiếp xúc với gia súc mắc thể bệnh “bò điên” cổ điển; được sinh ra sau ngày cấm sử dụng thức ăn có bột thịt xương của gia súc nhai lại.

Đối với các nước có tình trạng thể bệnh “bò điên” cổ điển chưa xác định: Việc sử dụng thức ăn có bột thịt xương loài nhai lại phải bị cấm và lệnh cấm vẫn còn hiệu lực; gia súc xuất khẩu được đánh dấu bằng hệ thống định danh để bảo đảm không tiếp xúc với tất cả các ca bệnh thể “bò điên” cổ điển cũng như gia súc trong năm tuổi đầu tiên được nuôi cùng gia súc mắc thể bệnh “bò điên” cổ điển và dùng cùng loại thức ăn với gia súc bị nhiễm thể bệnh “bò điên” cổ điển, hoặc gia súc được sinh ra trong cùng đàn, trong vòng 12 tháng, với gia súc mắc thể bệnh “bò điên” cổ điển; được sinh ra sau ngày cấm sử dụng thức ăn có bột thịt xương của gia súc nhai lại ít nhất là 2 năm.

Cục Thú y khẳng định: Với bất cứ tình trạng nào về thể bệnh “bò điên” cổ điển, các nước đều có thể xuất khẩu được trâu bò sống. Tùy vào tình trạng thể bệnh “bò điên” cổ điển do OIE công nhận mà nước xuất khẩu và nước nhập khẩu thỏa thuận các điều kiện xuất nhập khẩu theo quy định của OIE để bảo vệ sức khỏe cho động vật và cho người.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Brazil phát hiện bò điên, doanh nghiệp vẫn nhập khẩu 14.000 con về Việt Nam

Cường Ngô |

Brazil vừa mới lập tức ngừng xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc do phát hiện "bò điên". Trong khi đó, truyền thông Brazil cho biết: Vẫn có doanh nghiệp Việt Nam tiến hành nhập khẩu số lượng lớn lên tới 14.000 con bò từ quốc gia này.

Dịch truyền nghi gây bệnh bò điên có nguy hiểm?

L.Hà |

Công ty TNHH Bình Việt Đức – đại diện cho nhà sản xuất sinh phẩm y tế Human Albumin 20% - cho biết, lô sinh phẩm nghi nhiễm bệnh bò điên đã được nhập vào Việt Nam khiến người tiêu dùng lo lắng.

“Bò điên” phá cửa rượt đuổi cô gái chạy “bán sống bán chết“

Bình Minh |

Cô gái lại gần để tận mắt nhìn thấy con bò nhưng bất ngờ bị con vật này nổi điên rượt đuổi, phải chạy "bán sống bán chết".

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Brazil phát hiện bò điên, doanh nghiệp vẫn nhập khẩu 14.000 con về Việt Nam

Cường Ngô |

Brazil vừa mới lập tức ngừng xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc do phát hiện "bò điên". Trong khi đó, truyền thông Brazil cho biết: Vẫn có doanh nghiệp Việt Nam tiến hành nhập khẩu số lượng lớn lên tới 14.000 con bò từ quốc gia này.

Dịch truyền nghi gây bệnh bò điên có nguy hiểm?

L.Hà |

Công ty TNHH Bình Việt Đức – đại diện cho nhà sản xuất sinh phẩm y tế Human Albumin 20% - cho biết, lô sinh phẩm nghi nhiễm bệnh bò điên đã được nhập vào Việt Nam khiến người tiêu dùng lo lắng.

“Bò điên” phá cửa rượt đuổi cô gái chạy “bán sống bán chết“

Bình Minh |

Cô gái lại gần để tận mắt nhìn thấy con bò nhưng bất ngờ bị con vật này nổi điên rượt đuổi, phải chạy "bán sống bán chết".