BOT An Sương "thất thủ", chủ đầu tư chuẩn bị tiền 100 đồng để ứng phó

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án BOT An Sương – An Lạc cho biết đã chuẩn bị tiền lẻ và phương án thối tiền lẻ để thối lại cho tài xế khi tài xế dùng tiền lẻ trả tiền qua trạm thu phí.

Chuẩn bị tiền lẻ 100 đồng

Chiều 4.12, Sở GTVT TPHCM đã có buổi làm việc với chủ đầu tư BOT An Sương - An Lạc và các cơ quan chức năng về việc tài xế tụ tập dừng xe phản đối trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc và yêu cầu chủ đầu tư phải bỏ trạm thu phí vì thu quá hạn 31 tháng.

Theo ông Nguyễn Hồng Ninh - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư BOT An Sương - An Lạc), dự án BOT đầu tư Quốc lộ 1 đoạn từ An Sương đến An Lạc (quận Bình Tân, TPHCM) được Chính phủ chấp thuận năm 2000, sau đó có điều chỉnh và bổ sung vào năm 2003 theo quyết định của Bộ GTVT.

Trong đó, với dự án ban đầu là cải tạo, nâng cấp đoạn Quốc lộ 1 từ An Sương đến An Lạc có chiều dài 14 km, mở rộng 6 nút đồng mức và xây dựng bổ sung 6 cây cầu trên tuyến với tổng mức đầu tư là 831,639 tỉ đồng. Dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng vào ngày 31.12.2004, thời gian thu phí 145 tháng, tức đến ngày 31.1.2017 hết thời hạn.

Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, áp lực giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua khu vực trên liên tục gia tăng nên trước khi kết thúc thời gian thu phí dự án ban đầu, đơn vị này được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước cho phép tiếp tục đầu tư bổ sung vào hợp đồng BOT thêm 4 công trình, nâng thời gian thu phí hoàn vốn đầu tư các hạng mục này kéo dài từ ngày 1.2.2017 đến 31.1.2033.

Theo ông Nguyễn Hồng Ninh, những công trình bổ sung của dự án được chia thành 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn đều lấy ý kiến từ các cơ quan quản lý trước khi được phê duyệt.

Cụ thể, lần đầu tư bổ sung thứ nhất là công trình cầu vượt tại nút giao Tỉnh lộ 10/Quốc lộ 1 và Tỉnh lộ 10B/Quốc lộ 1, với tổng mức đầu tư là 704,584 tỉ đồng, thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác vào ngày 30.8.2013.

Lần đầu tư bổ sung thứ 2 là công trình cầu vượt tại nút giao Hương Lộ 2/Tây Lân/Quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư là 407,039 tỉ đồng, đưa vào sử dụng ngày 31.12.2014.

Cuối cùng, lần đầu tư bổ sung thứ 3 là công trình cầu vượt tại nút giao Lê Trọng Tấn/Nguyễn Thị Tú/Quốc lộ 1 với tổng số vốn là 511,543 tỉ đồng, đưa vào khai thác ngày 17.5.2017.

Ông Nguyễn Hồng Ninh - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư BOT An Sương - An Lạc).
Ông Nguyễn Hồng Ninh - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư BOT An Sương - An Lạc).

Trước tình hình diễn biến phức tạp tại trạm thu phí An Sương – An Lạc, chủ đầu tư BOT An Sương – An Lạc cho biết đã chuẩn bị các thông tin, hồ sơ pháp lý dự án để cung cấp cho các cơ quan thông tin và người dân khi có yêu cầu.

Đồng thời, đơn vị đã chuẩn bị tiền lẻ mệnh giá 100 đồng cho tất cả các cabin thu phí để thối lại cho tài xế khi tài xế đưa tiền thừa 100 đồng.

Chủ đầu tư cũng kiến nghị các đơn vị chức năng liên quan hỗ trợ như: phân làn, xử lý kịp thời khi có phương tiện giao thông cố tình đậu và gây rối ở làn thu phí để tránh kẹt xe; xử lý phương tiện dừng quá 5 phút tại khu vực cabin thi phí  và có biện pháp xử phạt; cho phép gắn biển cấm dừng cấm đậu khu vực hè đường hai bên trạm thu phí,…

Đã công khai việc thu phí đến 2033

Ông Nguyễn Văn Tám – Phó GĐ Sở GTVT TPHCM cho biết, dự án BOT An Sương – An Lạc trước đây do Bộ GTVT tổ chức thực hiện đầu tư và ký hợp đồng theo hình thức BOT.

Sau đó, Bộ GTVT chuyển giao lại cho TPHCM quản lý. Khi lưu lượng xe tăng lên, tình hình ùn tắc giao thông tại các tuyến đường như: Tỉnh lộ 10, Hương lộ 2, đường Trần Văn Giàu, nút giao thông Gò Mây… gia tăng.

Vì vậy, nhà đầu tư đã đề xuất và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây bổ sung 4 cầu vượt nằm trong dự án BOT An Sương – An Lạc. Nội dung này TPHCM đã báo cáo Chính phủ và được Chính phủ đồng ý cho triển khai thực hiện.

Theo ông Tám, các thủ tục về thẩm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư đều theo quy định pháp luật.

Thời gian thu phí được tính toán dự kiến đến 2033. Tuy nhiên, ông Tám cho biết đây là thời gian dự kiến, sẽ căn cứ vào doanh thu (lưu lượng xe) và kết quả thực tế để xem xét điều chỉnh thời gian thu. Nếu doanh thu tăng thì thời gian thu phí sẽ được giảm đi, còn doanh thu ít thì sẽ tăng thời gian thu phí.

Ông Nguyễn Văn Tám - Phó GĐ Sở GTVT TPHCM.
Ông Nguyễn Văn Tám - Phó GĐ Sở GTVT TPHCM.

Ông Lê Văn Tám giao Trung tâm quản lý hầm sông Sài Gòn hầm phối hợp nhà đầu tư đưa thông tin lên các bảng thông báo điện tử, đặc biệt trên tuyến quốc lộ 1 để thông tin tuyên truyền cho người dân nắm bắt việc thực hiện của thành phố và nhà đầu tư.

Đồng thời, đề nghị UBND quận Bình Tân chỉ đạo các lực lượng liên quan theo dõi chặt tình hình an ninh trật tự, có giải pháp xử lý kịp thời, không để ra tình trạng mất an ninh trật tự.

Trả lời câu hỏi quyết định tăng thời gian thu phí sao không công khai để người dân biết, ông Lê Văn Tám cho biết, khi dự án được phê duyệt đã ký gửi cho các đơn vị, nhà đầu tư công khai tại địa phương. “Bình thường không ai để ý đến khi có chuyện thì mới để ý chứ không phải thành phố và nhà đầu tư không công khai, minh bạch” – ông Tám – nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Vụ BOT An Sương - An Lạc xả trạm: Vì sao kéo dài thu phí đến tận 2033?

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc, quận Bình Tân (TPHCM) bị nhiều cánh tài xế “tố” là thu phí quá hạn tới 31 tháng. Vì sao trạm BOT này được phép kéo dài việc thu phí đến tận năm 2033, thay vì năm 2017?

BOT ở Sài Gòn phải xả trạm vì tài xế phản đối: Chủ đầu tư nói gì?

M.Q |

Cho rằng trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân, TPHCM) hoạt động quá hạn 31 tháng, từ chiều 3.11 một nhóm tài xế đậu xe phản đối khiến chủ đầu tư phải cho xả trạm.

Bi hài chuyện 5km đường bê tông dân làng tự lập 3 trạm "BOT"

LN - Mạnh Thủy |

Người dân các thôn Khe Voi, Đông Lý, xã Đông An (huyện Văn Yên -  Yên Bái) đã tự ý dựng rào chắn trước đoạn đường bê tông liên thôn để thu phí xe tải mới mức thu từ 50.000 đến 100.000 đồng tùy tải trọng.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Vụ BOT An Sương - An Lạc xả trạm: Vì sao kéo dài thu phí đến tận 2033?

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc, quận Bình Tân (TPHCM) bị nhiều cánh tài xế “tố” là thu phí quá hạn tới 31 tháng. Vì sao trạm BOT này được phép kéo dài việc thu phí đến tận năm 2033, thay vì năm 2017?

BOT ở Sài Gòn phải xả trạm vì tài xế phản đối: Chủ đầu tư nói gì?

M.Q |

Cho rằng trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân, TPHCM) hoạt động quá hạn 31 tháng, từ chiều 3.11 một nhóm tài xế đậu xe phản đối khiến chủ đầu tư phải cho xả trạm.

Bi hài chuyện 5km đường bê tông dân làng tự lập 3 trạm "BOT"

LN - Mạnh Thủy |

Người dân các thôn Khe Voi, Đông Lý, xã Đông An (huyện Văn Yên -  Yên Bái) đã tự ý dựng rào chắn trước đoạn đường bê tông liên thôn để thu phí xe tải mới mức thu từ 50.000 đến 100.000 đồng tùy tải trọng.