BOT An Sương – An Lạc: Cần phải công khai minh bạch

Huân Cao |

Trong những ngày qua dư luận tiếp tục nóng lên với BOT An Sương – An Lạc. Trong đó dư luận nghi ngờ chủ đầu tư tự thực hiện 2 cây cầu vượt mà không qua đấu thầu là thiếu minh bạch.

Chủ đầu tư tự thực hiện 2 cây cầu vượt

Nhiều tài xế “tố” BOT An Sương – An Lạc chỉ được phép thu phí đến tháng 1 năm 2017, nhưng đến cuối năm 2018, BOT nay vẫn còn thu phí và thu thêm đến năm 2033.

Phản hồi về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Ninh - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng IDICO (IDICO-IDI) là nhà đầu tư dự án cho biết, dự án ban đầu là cải tạo nâng cấp mở rộng QL1 đoạn An Sương - An Lạc có chiều dài tuyến 14 km, được thu phí trong thời gian 145 tháng và kết thúc thu vào ngày 31.1.2017.

Tuy nhiên, IDICO - IDI tiếp tục thu phí BOT An Sương - An Lạc, là để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng 4 công trình cầu vượt tại các nút giao trên tuyến quốc lộ này, nên được thu phí đến tháng 2.2033.

Điều đáng chú ý là trong số 4 cầy cầu vượt được xây dựng thêm, IDICO-IDI tự tổ chức thực hiện 2 cầu vượt giao với quốc lộ 1A là Hương lộ 2 và ngã tư Gò Mây. Điều này dẫn đến dư luận nghi ngờ là dự án có thể thiếu tính minh bạch, có khả năng tăng vốn để tính vào thời gian thu phí của BOT An Sương – An Lạc.

Về thông tin mà dự luận nghi ngờ này, ông Nguyễn Hồng Ninh - Giám đốc IDICO-IDI cho rằng, IDICO-IDI là liên doanh của 3 đơn vị: Công ty Xây dựng Dầu khí, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8 và 6 (Cienco 8 và Cienco 6) nên IDICO đã tự tổ chức thực hiện 2 cầu vượt Hương lộ 2 và Gò Mây nhằm giảm chi phí, chủ động được công việc để dự án sớm hoàn thành.

Ông Ninh so sánh, 2 cây cầu mà IDICO-IDI tự thi công đã nhanh chóng hoàn thành trước thời hạn 6 tháng so với 12 tháng theo dự kiến ban đầu. Trong khi đó, 2 cây cầu vượt còn lại ở nút giao tỉnh lộ 10 và 10B được qua tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu thi công thì phải mất tới 18 tháng mới hoàn thành.

Kiểm toán nên vào cuộc và công khai dự án

Chiều 11.12, trao đổi với PV Báo Lao Động, GS-TS Nguyễn Trọng Hòa -  Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho rằng dự án BOT An Sương – An Lạc cần phải công khai và minh bạch.

Theo ông Hòa, đã là dự án đầu tư công, nhất là dự án giao thông thì cần cần phải đấu thầu công khai để chọn ra mức giá đầu tư hợp lý và hiệu quả nhất.

Khi IDICO tự đầu tư 2 cây cầu vượt Hương lộ 2 và Gò Mây mà không qua đấu thầu công khai thì khác nào "vừa đá bóng vừa thổi còi". Trong trường hợp này, việc xác định giá đầu tư 2 cây cầu do IDICO đầu tư phải do một đơn vị kiểm toán độc lập đưa ra.

“Nếu một dự án BOT mà chủ đầu tư tự đưa ra mức giá, tự đưa ra thời hạn thu phí và tự đầu tư thì sẽ không đảm bảo tính khách quan.

Đối với dự án không qua đấu thầu như việc xây 2 cầu vượt, thì phải có đơn vị kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán quốc tế quyết định về mức giá đầu tư chứ không phải là chủ đầu tư tự đưa ra. Người dân sẵn sáng đóng phí BOT, nhưng BOT đó phải công khai minh bạch” – GS.TS Nguyễn Trọng Hòa nói.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

BOT An Sương - An Lạc kéo dài thời hạn thu phí: Một tiền lệ không tốt

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc (TPHCM) theo hợp đồng ban đầu là thu phí đến năm 2017. Tuy nhiên khi hết thời hạn thu, chủ đầu tư BOT này đã đầu tư thêm một số hạng mục và được thu thêm phí đến năm 2033. Đây là một tiền lệ không tốt và không nên khuyến khích nhân rộng vì có nguy cơ tạo sự không công bằng giữa người dân và chủ đầu tư BOT.

BOT An Sương "thất thủ", chủ đầu tư chuẩn bị tiền 100 đồng để ứng phó

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án BOT An Sương – An Lạc cho biết đã chuẩn bị tiền lẻ và phương án thối tiền lẻ để thối lại cho tài xế khi tài xế dùng tiền lẻ trả tiền qua trạm thu phí.

Vụ BOT An Sương - An Lạc xả trạm: Vì sao kéo dài thu phí đến tận 2033?

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc, quận Bình Tân (TPHCM) bị nhiều cánh tài xế “tố” là thu phí quá hạn tới 31 tháng. Vì sao trạm BOT này được phép kéo dài việc thu phí đến tận năm 2033, thay vì năm 2017?

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

BOT An Sương - An Lạc kéo dài thời hạn thu phí: Một tiền lệ không tốt

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc (TPHCM) theo hợp đồng ban đầu là thu phí đến năm 2017. Tuy nhiên khi hết thời hạn thu, chủ đầu tư BOT này đã đầu tư thêm một số hạng mục và được thu thêm phí đến năm 2033. Đây là một tiền lệ không tốt và không nên khuyến khích nhân rộng vì có nguy cơ tạo sự không công bằng giữa người dân và chủ đầu tư BOT.

BOT An Sương "thất thủ", chủ đầu tư chuẩn bị tiền 100 đồng để ứng phó

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án BOT An Sương – An Lạc cho biết đã chuẩn bị tiền lẻ và phương án thối tiền lẻ để thối lại cho tài xế khi tài xế dùng tiền lẻ trả tiền qua trạm thu phí.

Vụ BOT An Sương - An Lạc xả trạm: Vì sao kéo dài thu phí đến tận 2033?

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc, quận Bình Tân (TPHCM) bị nhiều cánh tài xế “tố” là thu phí quá hạn tới 31 tháng. Vì sao trạm BOT này được phép kéo dài việc thu phí đến tận năm 2033, thay vì năm 2017?