Bộ trưởng Công Thương nhìn nhận trạng thái bình thường mới của nền kinh tế

Phạm Dung |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, dịch bệnh COVID-19 mang đến nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội cho nền kinh tế, nếu chúng ta biết tận dụng thời cơ và có những giải pháp kịp thời, đúng đắn.

Thưa Bộ trưởng, hiện nay cả nước đang bước vào giai đoạn khôi phục lại nền kinh tế nhưng đồng thời vẫn phải ưu tiên cho chống dịch COVID-19. Trong một trạng thái đặc biệt như vậy Bộ Công Thương có những mục tiêu và giải pháp gì thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Với quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ là đưa nền kinh tế trở lại bình thường trong giai đoạn mới của phòng chống dịch bệnh COVID-19, có nghĩa là vẫn phải đặt những yêu cầu cao nhất của phòng chống dịch bệnh lên trên, Bộ Công Thương cần xác định rõ một số nhiệm vụ để triển khai như sau:

Bộ Công Thương phải sớm xây dựng bộ tiêu chí và hướng dẫn để đảm bảo thực thi có hiệu quả nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng, Ban chỉ đạo và Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, đồng thời tổ chức thực thi các hoạt động, đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường. 

Để đưa nền kinh tế trở lại bình thường có 2 chủ thể rất quan trọng: cộng đồng doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh và người dân, người tiêu dùng. Chúng ta phải đảm bảo tháo gỡ khó khăn cho những chủ thể này để kinh tế trở lại hoạt động bình thường.

Khó khăn lớn nhất cho khu vực sản xuất là vướng mắc về nguồn tài chính. Dịch COVID-19 đã làm giảm hiệu quả trong đầu tư sản xuất kinh doanh nên các DN đã rất khó khăn để cầm cự cho đến giờ này. Vì vậy, bằng sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước và của các cơ quan chức năng để giúp cho DN, các hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất. Chúng ta đã có những gói hỗ trợ thông qua kênh tài chính hay kênh tín dụng của ngân hàng. Việc đầu tiên phải đảm bảo cho tất cả gói tín dụng và sự hỗ trợ này thực sự có hiệu quả đối với DN. Vì vậy, sự đơn giản hóa, minh bạch và kiểm chứng được để đảm bảo cho DN tiếp cận được những gói hỗ trợ trên là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, đến nay, điều này chưa đủ, chúng ta phải tiếp tục xem xét để có những gói hỗ trợ thường xuyên hơn và cơ bản hơn cho các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Khi chúng ta hỗ trợ cho DN có nghĩa là chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ kép, đó là duy trì công ăn việc làm cho người lao động.

Khó khăn thứ 2 của các DN là vướng mắc về thị trường. Vì vậy, chúng ta phải hỗ trợ DN khai thông thị trường trong nước và ngoài nước. Đã đến lúc phải có những chương trình, kế hoạch cụ thể để hỗ trợ cho các DN trong từng nhóm ngành hàng, từng nhóm sản phẩm cụ thể.

Một nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục xây dựng và triển khai sớm các giải pháp để phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là hệ thống thương mại điện tử xuyên biên giới.

Một nội dung nữa là vấn đề đấu tranh chống gian lận thương mại và quản lý thị trường, trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề này lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Nhiệm vụ tiếp theo là đảm bảo đời sống của nhân dân, an sinh xã hội, trong đó phải đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường, đấu tranh có hiệu quả chống đầu cơ, buôn lậu, cụ thể như vấn đề liên quan đến giá thịt lợn.

Bên cạnh đó, chúng ta cần nhanh chóng tái cơ cấu lại nền kinh tế. Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta tổ chức lại sản xuất, trong cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Trong thời gian qua, câu chuyện đứt gãy nguồn cung của các chuỗi cũng ứng đã cho chúng ta thấy tác hại nhãn tiền của việc quá phụ thuộc vào 1 thị trường hay quá phụ thuộc vào các nguồn cung lớn trong chuỗi cung ứng.

Cuối cùng, tôi cho rằng, cần phải đẩy nhanh hơn bao giờ hết tiến độ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN và người dân.

Đó là những giải pháp cho thị trường trong nước. Vậy còn thị trường xuất khẩu của chúng ta trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 thì sao thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Đối với Việt Nam, quốc gia có độ mở kinh tế lớn thì kinh tế Việt Nam chỉ có thể hồi phục và phát triển với 2 điều kiện: Sự khống chế và kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam và sự hồi phục của kinh tế thế giới. Hiện nay, những đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam đều là những nước tâm dịch của thế giới, đang chịu những ảnh hưởng nặng nề về cả người và kinh tế. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những tác động đó. Tuy nhiên với việc chuyển nền kinh tế sang trạng thái bình thường mới, chúng ta phải có những biện pháp ứng phó.

Trong 3 tháng đầu năm, 3 cột trụ của nền kinh tế đều sụt giảm nhưng riêng cột trụ xuất nhập khẩu vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ở mức 7,5%. Dịch bệnh mặc dù còn phức tạp nhưng một số nước, đặc biệt là những thị trường quan trọng của chúng ta đã có những kết quả khả quan trong kiểm soát dịch bệnh. Chúng ta cũng đang có điều kiện thuận lợi của những khuôn khổ hợp tác thương mại song phương như của Việt Nam với EU. Ngoài ra, chúng ta có hợp tác chặt chẽ trong chuỗi cung ứng của khu vực. Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ cơ hội để tiếp tục đa dạng hóa các thị trường, đặc biệt là các thị trường tiềm năng thông qua hợp tác song phương.

Cho dù dịch bệnh, nhưng các hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch của chúng ta vẫn có điều kiện phát triển nếu chúng ta duy trì tốt việc phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, các nước đều nhận thấy vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh chặt chẽ nhưng vẫn phải mở từng bước các hoạt động kinh tế, thương mại.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng những giải pháp toàn diện và đồng bộ với vai trò hỗ trợ của Chính phủ và các giải pháp của các bộ các ngành trong đó có Bộ Công Thương bao gồm từ công tác xúc tiến thương mại, khai thác thị trường, thông qua các khuôn khổ hội nhập mới sẽ là cơ hội cho thương mại, kinh tế Việt Nam có những cơ hội hồi phục và phát triển trong năm 2020.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội "vàng" cho doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa

CAO NGUYÊN |

Dịch COVID-19 ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt nhưng tại một số nước vẫn đang còn diễn ra phức tạp. Vì vậy, việc phụ thuộc vào xuất khẩu sẽ có những rủi ro, trong khi thị trường trong nước đang có những “khoảng trống” để doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp Việt chuyển mình để tận dụng EVFTA

Cường Ngô |

Xuất khẩu đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, các hiệp định kinh tế mà Việt Nam tích cực tham gia, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang được xem như “phao cứu sinh” cho xuất khẩu, bởi sẽ mở ra cơ hội thị trường rộng lớn hơn.

Công nghệ xoay chuyển ngoạn mục kinh tế Việt Nam 45 năm sau thống nhất

Ngọc Vân |

Năm 1975, sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những cú xoay chuyển mạnh mẽ, chủ yếu nhờ vào những cải cách quyết liệt về kinh tế cũng như chính trị, được chính phủ thiết kế và đưa ra vào năm 1986 để thúc đẩy tăng trưởng của đất nước.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cơ hội "vàng" cho doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa

CAO NGUYÊN |

Dịch COVID-19 ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt nhưng tại một số nước vẫn đang còn diễn ra phức tạp. Vì vậy, việc phụ thuộc vào xuất khẩu sẽ có những rủi ro, trong khi thị trường trong nước đang có những “khoảng trống” để doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp Việt chuyển mình để tận dụng EVFTA

Cường Ngô |

Xuất khẩu đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, các hiệp định kinh tế mà Việt Nam tích cực tham gia, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang được xem như “phao cứu sinh” cho xuất khẩu, bởi sẽ mở ra cơ hội thị trường rộng lớn hơn.

Công nghệ xoay chuyển ngoạn mục kinh tế Việt Nam 45 năm sau thống nhất

Ngọc Vân |

Năm 1975, sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những cú xoay chuyển mạnh mẽ, chủ yếu nhờ vào những cải cách quyết liệt về kinh tế cũng như chính trị, được chính phủ thiết kế và đưa ra vào năm 1986 để thúc đẩy tăng trưởng của đất nước.