Bộ trưởng Công Thương lý giải vì sao 9 lần điều chỉnh, giá điện đều tăng

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trên thực tế, cơ cấu giá điện đầu vào, cũng như các chi phí chung luôn tăng và đó là lý do trong 9 lần điều chỉnh, giá điện đều tăng.

Tìm giải pháp căn cơ cho quy hoạch điện

Sáng 7.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã chủ trì phiên giải trình thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giữa Thường trực Ủy ban Kinh tế với Bộ Công Thương và một số đơn vị liên quan.

Tại phiên giải trình, ông Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi cho Bộ Công Thương về việc quy hoạch điện của Việt Nam vừa qua "còn có phần xơ cứng, chậm điều chỉnh, chậm cập nhật tình hình, cho nên chúng ta mất cơ hội để phát triển điện lực".

Ông Phùng Quốc Hiển - Phó chủ tịch Quốc hội. Ảnh: C.ngô
Ông Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội. Ảnh: C.Ngô

Giải trình về vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương - cho hay, những tồn tại, hạn chế của Tổng sơ đồ Điện VII, Bộ Công Thương cũng đã nhìn thấy, đồng thời có đánh giá, dự báo về thị trường năng lượng. Trong đó, có câu chuyện về phát triển năng lượng mới, câu chuyện đổi mới cơ chế quản lý.

Bộ trưởng Công Thương lấy ví dụ về năng lượng tái tạo; theo đó, trong tổng sơ đồ Điện VII và Điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương tính toán đến năm 2020 chỉ có 600MW, nhưng trên thực tế, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nên chưa dự báo hết sự phát triển mạnh mẽ và vai trò rất lớn của năng lượng tái tạo. Điều này "đúng là có phần xơ cứng, thiếu chủ động, chúng tôi cũng cảm nhận được điều đó".

Hay như câu chuyện phát triển dầu khí Việt Nam, với trữ lượng dầu khí ngày càng suy giảm, nguồn khí bổ sung cho điện khí cũng thiếu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vấn đề cung cầu năng lượng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng: "Đây là câu chuyện không dự báo trước được cho phương án đảm bảo tăng cường nguồn khí để phát triển năng lượng".

Từ những lý lẽ trên, Bộ trưởng Công Thương cho biết, trong chừng mực nào đó "đã bỏ lỡ cơ hội tăng nguồn cung, tăng sự ổn định về mặt cung cầu, bó hẹp khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Tuy nhiên, Bộ đã có những giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng trên; sẽ có những điều chỉnh, khắc phục những hạn chế trong Quy hoạch Điện VIII".

Ngành điện đang hướng đến thị trường điện cạnh tranh

Trả lời câu hỏi "câu chuyện giá điện đã vận hành theo cơ chế thị trường chưa?", ông Trần Tuấn Anh khẳng định, ngành điện đang hướng đến một thị trường điện cạnh tranh, thực hiện theo từng mức độ.

"Về phát triển thị trường điện cạnh tranh, chúng ta có hơn 94 nhà máy điện đã tham gia vào phát triển thị trường điện cạnh tranh. Chúng ta sẽ có thị trường bán buôn điện cạnh tranh, với sự tham gia của các tổng công ty lớn.

Bộ trưởng Công Thương. Ảnh: C.ngô
Bộ trưởng Công Thương nói về tại sao giá điện tăng. Ảnh: C.Ngô

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai đồng bộ một số giải pháp nhằm củng cố hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đồng thời triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Cụ thể, Bộ sẽ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành đơn vị hạch toán độc lập thuộc EVN để tăng cường tính minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử giữa các thành viên thị trường điện.

Thí điểm cơ chế cho phép các nhà máy điện năng lượng tái tạo được phép trực tiếp bán điện cho các khách hàng sử dụng điện cuối cùng để vừa mở rộng đối tượng người mua trên thị trường điện, đồng thời thí điểm các cơ chế vận hành của thị trường bán lẻ cạnh tranh.

Qua thời gian thí điểm từ 2021 đến 2023, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện các cơ chế, hành lanh pháp lý để chính thức áp dụng từ năm 2024" - Bộ trưởng Công Thương khẳng định.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm về việc "Vì sao trong 9 lần điều chỉnh, giá điện đều tăng", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải thích: Trong khoảng thời gian từ 2011 – 2020, khi thực hiện cơ chế giá điện cạnh tranh, chúng ta chưa có cơ hội đảm bảo cân đối và đảm bảo cơ cấu giá thành điện sản xuất của EVN và các doanh nghiệp đầu tư.

"Trên thực tế, cơ cấu giá điện đầu vào, cũng như các chi phí khác luôn luôn tăng, đó là lý do trong 9 lần điều chỉnh, giá điện đều tăng"- Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương: Xoá độc quyền, hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường điện cạnh tranh

Thùy Dung (thực hiện) |

Để tiếp tục hoàn thiện thị trường điện, Bộ Công Thương khẳng định, chủ trương sẽ hoàn thiện các cơ chế thị trường theo nguyên tắc giá điện sẽ do thị trường quyết định, thị trường điện phát triển đồng bộ, liên thông với giá trên thị trường nhiên liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, khí LNG…PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương xung quanh vấn đề này.

Nguy cơ thiếu điện trong tương lai, Bộ Công Thương tìm giải pháp

Phạm Dung |

Giai đoạn 2021-2025, chúng ta đứng trước nguy cơ thiếu điện do nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao trong khi nhiều dự án điện chậm tiến độ.

Bộ Công Thương sẽ xem xét giảm bớt số bậc thang giá điện

Cường Ngô |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu giảm bớt số bậc thang giá điện, để phù hợp với mức độ sử dụng điện và đảm bảo chi phí tiền điện của đa số các khách hàng sử dụng điện không tăng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bộ Công Thương: Xoá độc quyền, hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường điện cạnh tranh

Thùy Dung (thực hiện) |

Để tiếp tục hoàn thiện thị trường điện, Bộ Công Thương khẳng định, chủ trương sẽ hoàn thiện các cơ chế thị trường theo nguyên tắc giá điện sẽ do thị trường quyết định, thị trường điện phát triển đồng bộ, liên thông với giá trên thị trường nhiên liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, khí LNG…PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương xung quanh vấn đề này.

Nguy cơ thiếu điện trong tương lai, Bộ Công Thương tìm giải pháp

Phạm Dung |

Giai đoạn 2021-2025, chúng ta đứng trước nguy cơ thiếu điện do nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao trong khi nhiều dự án điện chậm tiến độ.

Bộ Công Thương sẽ xem xét giảm bớt số bậc thang giá điện

Cường Ngô |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu giảm bớt số bậc thang giá điện, để phù hợp với mức độ sử dụng điện và đảm bảo chi phí tiền điện của đa số các khách hàng sử dụng điện không tăng.