Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Chúng ta đã và sẽ thành công hơn

Đức Thành (ghi) |

Nhìn lại năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong bối cảnh kinh tế toàn thế giới chịu tác động mạnh mẽ do tác động mâu thuẫn thương mại giữa các nước lớn. Điểm nhấn lớn nhất, có lẽ là thành tích xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 500 tỉ USD. Thành tích đó có được là do sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, trong đó, phải kể tới những đóng góp không nhỏ của Bộ Công Thương.

Phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp ghi nhận những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về kết quả này và kế hoạch của bộ trưởng để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2020.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Thưa bộ trưởng, kim ngạch xuất nhập khẩunăm 2019 đạt 500 tỉ USD là một thành tích vượt bậc trong bối cảnh hiện nay. Xin bộ trưởng cho biết Bộ Công Thương đã có những nỗ lực thế nào để đóng góp vào thành tích này?

- Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 500 tỉ USD là thành tích chung của cộng đồng doanh nghiệp, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ Công Thương đã có một số nỗ lực đóng góp vào thành tích này.

Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp các bộ, ngành liên quan tiến hành đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Tính đến nay, nước ta Việt Nam đã tham gia đàm phán 16 FTA, trong đó có 12 FTA đã ký kết và đi vào thực hiện. Các hiệp định này tạo nên một sức bật rất lớn, khơi thông năng lực của các ngành sản xuất trong nước, từ đó tạo nên luồng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng mạnh như vừa qua.

Cùng với việc ký các hiệp định FTA, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư và kinh doanh, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về phương thức tận dụng ưu đãi từ các hiệp định. Nhờ vậy, một số thị trường ở các FTA mới triển khai như CPTPP cũng đã có mức tăng tốt ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, ví dụ như xuất khẩu sang Canada, Mexico đều đạt mức tăng trưởng 27-29%.

Bên cạnh đó, công tác tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại được Bộ Công Thương quan tâm chú trọng. Trong xu thế các biện pháp bảo hộ và xung đột thương mại gia tăng, Bộ Công Thương đã và đang chủ động nắm bắt tình hình áp dụng rào cản thương mại của các nước nhập khẩu để kịp thời thông tin cho các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp, đồng thời đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản kỹ thuật, thương mại bất hợp lý.

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giữ vững các thị trường truyền thống, phát triển các thị trường tiềm năng, khai thác tốt các thị trường đã có ưu đãi.

Đa dạng hóa nguồn hàng và thị trường xuất khẩu là một chủ trương Bộ Công Thương đã theo đuổi nhất quán và đến nay đã đem lại kết quả bước đầu. Chúng ta mới thường nghe nói Việt Nam là thị trường nhập khẩu ôtô, nhưng ít người biết rằng hiện nay chúng ta đã xuất khẩu 8,5 tỉ USD phương tiện vận tải và linh kiện. Gần đây nhất, Công ty Thaco Trường Hải xuất khẩu lô xe bus với thương hiệu Việt sang Philippines và xuất khẩu linh kiện phụ tùng ôtô sang gần 20 quốc gia khác trên thế giới là một minh chứng cụ thể.

Việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại và logistics cũng được Bộ Công Thương chú trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian lưu thông và đảm bảo duy trì chất lượng hàng hóa.

Chúng ta cũng triển khai các biện pháp quản lý nhập khẩu, phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường một cách hợp lý, ngăn ngừa các hành vi gian lận, cạnh tranh bất bình đẳng, qua đó duy trì cán cân thương mại hợp lý, hỗ trợ tốt cho sản xuất và xuất khẩu.

Tất cả yếu tố đó đã góp phần tạo nên một thành tích về kim ngạch xuất nhập khẩu như chúng ta được chứng kiến hôm nay.

Với kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt mốc 500 tỉ USD, quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam đã vượt cả Châu Phi cộng lại. Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ để vào nhóm 30 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Xin bộ trưởng đánh giá ý nghĩa của việc này và so với các quốc gia trong khu vực, vị trí của Việt Nam đang ở đâu?

- Theo tài liệu của WTO, năm 2018, quốc gia đứng đầu về xuất khẩu năm là Trung Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 2.487 tỉ USD. Việt Nam đứng thứ 26 xét về quy mô hàng hóa xuất khẩu. Trong nội khối ASEAN, đứng trên Việt Nam là Malaysia với kim ngạch 247 tỉ USD (xếp thứ 25), ngoài ra còn có Singapore (thứ 15) và Thái Lan (thứ 24).

Xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng cao trên 15% trong giai đoạn 2011-2019. Kết quả này ghi nhận Việt Nam liên tục duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp do tác động của xung đột thương mại, xu hướng bảo hộ mậu dịch và gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại của các nước.

Đây là kết quả phản ánh sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh tạo động lực cho doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất và xuất khẩu cũng như như thu hút mở rộng đầu tư cho phát triển xuất khẩu.

Từ kết quả tích cực của những năm qua, đặc biệt là trong năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra yêu cầu năm 2020 xuất khẩu phải đạt 300 tỉ USD. Vậy Bộ Công Thương đã có kế hoạch gì để hoàn thành nhiệm vụ được giao?

- Đến chiều 30.12.2019, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của Việt Nam đạt mức 514 tỉ USD, ghi nhận một kỷ lục mới của nền kinh tế. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 262,5 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 248,5 tỉ USD, xuất siêu lên tới gần 11 tỉ USD.

300 tỉ USD xuất khẩu là một chỉ tiêu rất khó khăn. Để thực hiện chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chú trọng vào việc nâng cao năng lực nguồn hàng cung cấp cho xuất khẩu. Đây là một quá trình tổng hợp, bao gồm cả việc rà soát lại cơ cấu các ngành sản xuất đã có, tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh, có khả năng nâng cao giá trị nội địa, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 để tăng năng suất, đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững, lâu dài.

Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA đã có, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và có nhiều tiềm năng; lựa chọn và tập trung xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh sẽ tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để nhằm tìm ra các điểm nghẽn, rào cản đối với doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất các biện pháp tháo gỡ và tiếp tục triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến với các thủ tục hành chính.

Để vượt qua các rào cản, cần nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Bộ sẽ xây dựng các kênh thông tin cập nhật diễn biến thị trường, dự báo và đánh giá về tình hình cung cầu, giá cả để doanh nghiệp có thông tin định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một vấn đề mới cần đẩy mạnh là công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Bộ sẽ chú trọng thực hiện các quy định, tăng cường quản lý nhà nước về gian lận xuất xứ để đảm bảo các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu theo Quyết định 824/QĐ-TTg của Thủ tướng.

Với các giải pháp trên, cùng với sự đồng lòng của toàn ngành Công Thương và cộng đồng doanh nghiệp, tôi tin tưởng chúng ta có thể thực hiện thành công chỉ đạo của Thủ tướng, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XIII và các ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2020.

Xin cám ơn bộ trưởng. Kính chúc bộ trưởng năm mới sức khỏe và thành công!

Đức Thành (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập bình quân ngành Công Thương đạt 8.109.399 đồng/người/tháng

Linh Nguyên |

Ngày 9.1, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật đã tới dự và trao khen thưởng thi đua cho các đơn vị của Công đoàn Công Thương Việt Nam.

Thủ tướng: Ngành Công Thương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Lao Động |

Ngày 27.12, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những phát biểu quan trọng đánh giá cao những thành quả của ngành Công Thương trong năm qua, đồng thời nhấn mạnh nhiều mục tiêu, lưu ý và vấn đề với ngành trong thời gian tới. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

Xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD là "quán quân" 10 sự kiện ngành Công Thương

C.N |

Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD, CPTPP có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính thức được ký kết là những sự kiện nổi bật ngành công thương năm 2019.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thu nhập bình quân ngành Công Thương đạt 8.109.399 đồng/người/tháng

Linh Nguyên |

Ngày 9.1, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật đã tới dự và trao khen thưởng thi đua cho các đơn vị của Công đoàn Công Thương Việt Nam.

Thủ tướng: Ngành Công Thương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Lao Động |

Ngày 27.12, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những phát biểu quan trọng đánh giá cao những thành quả của ngành Công Thương trong năm qua, đồng thời nhấn mạnh nhiều mục tiêu, lưu ý và vấn đề với ngành trong thời gian tới. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng.

Xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD là "quán quân" 10 sự kiện ngành Công Thương

C.N |

Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD, CPTPP có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính thức được ký kết là những sự kiện nổi bật ngành công thương năm 2019.