Bộ Công Thương đưa ra giải pháp vượt cú sốc cung - cầu chống dịch COVID-19

ÁI VÂN |

Bộ Công Thương vừa cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch COVID-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong ngành nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Tạo đà phục hồi mạnh ngay sau dịch

Trong báo cáo gửi Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 10.4, Bộ Công Thương khẳng định, thời gian tới, để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, nhiệm vụ ưu tiên số 1, quan trọng hàng đầu hiện nay phải là tiếp tục phòng chống có hiệu quả dịch COVID-19. Làm tốt điều này cũng chính là góp phần quan trọng ổn định kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các gói chính sách kinh tế cần hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, cũng như chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Bộ Công Thương cũng cho rằng, các giải pháp về tiếp cận vốn, tín dụng; giảm chi phí cho doanh nghiệp (các loại phí, lệ phí, thuế)… tại Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4.3.2020 đã xác định trúng các trọng tâm lớn này để giao các Bộ ngành triển khai.

Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cần đẩy nhanh việc tính toán mức độ, đối tượng và ban hành các văn bản hướng dẫn để sớm ra quyết định thực thi các chính sách này hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc; tập trung khai thác tối đa thị trường Trung Quốc (đang trong giai đoạn có nhu cầu cao hấp thụ hàng hóa để phục vụ người dân trong nước sau giai đoạn cao điểm của dịch bệnh).

Về thúc đẩy sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm nhằm đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Phối hợp với các địa phương phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, trước hết là đối với ngành dệt may, da giày và các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.

Cùng với đó, việc đầu tư nguồn lực từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương tập trung phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như thép chế tạo, vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu.

Trong đó tập trung vào việc hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai.

Đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử

Tập trung phát triển thương mại nội địa qua các biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại, gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống.

Bộ đã chỉ đạo xây dựng "Đề án phát triển nền tảng ứng dụng thương mại điện tử" để thúc đẩy kết nối giữa các nhà sản xuất và phân phối trên nền tảng liên kết chặt chẽ về thông tin từ nhà sản xuất đến hệ thống phân phối cùng sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong thời gian tới sẽ xem xét để triển khai nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa.

Về phát triển thị trường nội địa, bảo đảm cung ứng hàng hóa trong nước, Bộ Công Thương đã thưc hiện rà soát và có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ giảm 50% mức thu phí và lệ phí cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực rượu, thuốc lá, khí, xăng dầu, giao dịch hàng hóa và công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đến hết ngày 30.12.2020. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời...

ÁI VÂN
TIN LIÊN QUAN

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ: Không để đồng tiền của người dân đi "lạc đường"

VƯƠNG TRẦN |

Nói về gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân do dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị các cấp, các ngành làm đúng trách nhiệm không để đồng tiền của người dân đi "lạc đường".

Huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước để chiến thắng dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 10.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến “4 trong 1” giữa Chính phủ với các địa phương nhằm bàn các giải pháp cấp bách về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và các vấn đề ứng phó với dịch COVID-19.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.

Gói hỗ trợ 62.000 tỉ: Không để đồng tiền của người dân đi "lạc đường"

VƯƠNG TRẦN |

Nói về gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân do dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị các cấp, các ngành làm đúng trách nhiệm không để đồng tiền của người dân đi "lạc đường".

Huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước để chiến thắng dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 10.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến “4 trong 1” giữa Chính phủ với các địa phương nhằm bàn các giải pháp cấp bách về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và các vấn đề ứng phó với dịch COVID-19.