Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá sợi polyester từ Trung Quốc

CAO NGUYÊN |

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BCT điều tra chống bán phá giá đối với sợi dài làm từ polyester (còn gọi là sợi PFY hay sợi filament) thuộc các mã HS: 5402.33.00, 5402.46.00, 5402.47.00 có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Vụ việc được điều tra dựa trên Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước (sản lượng chiếm 67,4% tổng lượng sản xuất trong nước) nộp vào ngày 7.11.2019.

Theo Hồ sơ yêu cầu, lượng nhập khẩu sợi PFY bán phá giá từ các nước trên đã tăng mạnh trong thời gian qua và là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sợi PFY của Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng sợi PFY nhập khẩu vào Việt Nam tăng từ 154 nghìn tấn năm 2017 lên 185 nghìn tấn năm 2019. Sợi PFY được sử dụng để dệt các loại vải dùng trong ngành may mặc.

Hiện nay, vải dệt sử dụng trong ngành may mặc chủ yếu được dệt từ ba loại sợi: sợi filament (sợi PFY), sợi xơ ngắn (PSF) và sợi thiên nhiên (chủ yếu là sợi bông), trong đó sợi filament chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ. Công suất thiết kế của các nhà sản xuất sợi PFY trong nước ước đạt 350.000 tấn/năm, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước (khoảng 270.000 tấn/năm).

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đánh giá những tác động kinh tế - xã hội để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà nhập khẩu, sử dụng sợi PFY cũng như của ngành sản xuất sợi PFY trong nước, hỗ trợ các ngành dệt may phát triển, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá mức độ bán phá giá; thiệt hại của ngành sản xuất sợi filament Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Ngoài ra, thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Do đó, Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Áp thuế chống bán phá giá với tôn màu xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc

Minh Nhung |

Mức thuế CBPG được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc là từ 2,53% đến 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,71% đến 19,25%.

Từ 26.10, chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ nhiều quốc gia

L.V |

Từ 26.10.2019, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép từ Trung Quốc

L.V |

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2942/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Áp thuế chống bán phá giá với tôn màu xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc

Minh Nhung |

Mức thuế CBPG được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc là từ 2,53% đến 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,71% đến 19,25%.

Từ 26.10, chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ nhiều quốc gia

L.V |

Từ 26.10.2019, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép từ Trung Quốc

L.V |

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2942/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc.