Bình Định - ngư dân mắc nợ

VĂN TRI - ĐỖ VẠN |

Gần một nửa những con tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định 67 tại Bình Định chưa ra khơi đã hư hỏng hoặc làm ăn thua lỗ khiến ngư dân tại địa phương này thấp thỏm như ngồi trên đống lửa. Trong khi đó, câu chuyện ngư dân Trần Văn Liên tại Quảng Nam có thể phải “dính” thêm một vụ kiện tụng từ phía ngân hàng khiến bất kỳ ai nghe đến cũng phải giật mình bởi những bất cập được phát lộ trong quá trình triển khai một chính sách nhân văn như Nghị định 67…

Chưa ra khơi, đã ra toà

Cuối tháng 6.2018, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quảng Nam đã gửi thông báo cho biết sẽ khởi kiện vợ chồng ông Trần Văn Liên (SN 1966, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) - chủ tàu vỏ thép QNa-94679-TS, ra tòa do vi phạm hợp đồng, chậm trả nợ vay ngân hàng trong việc đóng tàu vỏ thép.

Còn nhớ, năm 2016, ông Liên vay ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam 7,6 tỉ để đóng mới tàu vỏ thép QNa-946.79 TS. Sau khi tàu được Cty CP Đóng tàu Bảo Duy (TP.Đà Nẵng) đóng hoàn chỉnh, Cty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Liên Á (Hà Nội) cung cấp máy chính, ông Liên vận hành chạy thử thì liên tục gặp sự cố. Các bên không ai đứng ra nhận trách nhiệm, ông Liên buộc đã khởi kiện, nhờ toà án xét xử. Nhưng sau 3 năm theo đuổi, gia đình ông Liên lâm cảnh nợ nần, phải đi làm thuê kiếm sống, và tất nhiên không có điều kiện để tính đến chuyện “trả nợ ngân hàng”.

“Người ta nói chúng tôi không có nguồn thu nhập để trả nợ nên đòi thanh lý con tàu. Nhưng đến cả tàu mình đứng tên cũng chưa một lần ra khơi, tôi phải đan lưới kiếm cơm qua ngày thì nói gì là làm ăn với lời lỗ. Nếu đến cuối năm nay chưa giải quyết xong thì con tàu không thuộc ưu đãi theo Nghị định 67 nữa. Tôi mong các cấp ngành tạo điều kiện để gia đình sớm nhận tàu vươn khơi bám biển phát triển kinh tế cho gia đình, rồi trả nợ, rồi còn tính toán lâu dài sống cùng nghề” - ông Liên đề đạt.

Tại cuộc làm việc mới đây về con tàu 67 của ông Liên - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam - ông Quảng Nam Ngô Tấn cho biết, ngành nông nghiệp sẵn sàng phối hợp với ngân hàng để đề xuất Ngân hàng Nhà nước tham mưu Chính phủ khoanh nợ cho ông Liên vì đây là trường hợp bất khả kháng, ngư dân chưa hề nhận tàu mà phải trả nợ là không hợp tình, hợp lý. Đồng thời, BIDV chi nhánh Quảng Nam cũng nên tiếp tục giải ngân số vốn còn lại để con tàu được bàn giao cho ngư dân đi vào sản xuất để trả nợ ngân hàng.

Trong khi đó, Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Quảng Nam cho rằng đề xuất của Sở NNPTNT rất khó thực hiện. Tính đến tháng 6, nợ xấu của các chủ tàu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã gần 140 tỉ đồng. Riêng huyện Thăng Bình, 6 chủ tàu vay vốn đều rơi vào cảnh nợ xấu. Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Quảng Nam Phạm Đình Dũng cũng cho biết đến thời điểm này, đã có nhiều trường hợp nợ quá hạn, rất khó thu hồi vốn vay.

Phá sản vì tàu vỏ thép

Một trong số những ngư dân “mắc cạn” tại Bình Định là chủ tàu cá BĐ - 99004TS - ông Nguyễn Văn Lý (trú xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, Bình Định). Con tàu với công suất 811CV, trị giá 15,9 tỉ đồng chỉ hoạt động một thời gian ngắn đã bị hư hỏng nhiều bộ phận.

“Vỏ tàu rỉ nhanh do sắt thép không đảm bảo, sơn không đúng kỹ thuật, trang thiết bị hàng hải, máy móc, điện đài.. khác với cam kết. Trong khi đó, đóng con tàu trên gia đình phải vay ngân hàng 13,6 tỉ đồng mà cứ thả lưới xuống là bị cuốn vào chân vịt, hầm chứa cá không đảm bảo chất lượng. Năm chuyến biển, chưa thấy đồng lãi nào đã lỗ hơn nửa tỉ” - ông Lý thở dài.

Không riêng gì tàu ông Lý, theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, trong 60 tàu đang hoạt động thì có gần một nửa số tàu vỏ thép theo Nghị định 67 làm ăn hòa vốn hoặc thua lỗ, phải nằm bờ.

Riêng đối với tàu hậu cần nghề cá, sau khi nhận bàn giao, các chủ tàu đã đưa vào hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa hiệu quả. Hiện, chỉ có một tàu dịch vụ hậu cần đang hoạt động theo kiểu “cầm chừng”. Cả 3 chủ tàu dịch vụ hậu cần đều muốn chuyển sang hoạt động khai thác thủy sản để tăng thu nhập và trả nợ ngân hàng nhưng vẫn gặp nhiều vướng mắc.

Ông Nguyễn Công Quý (SN 1971, trú xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) - chủ con tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần BĐ - 99888 TS với giá gần 15 tỉ đồng - kể: “Ngay sau chuyến biển đầu tiên, tôi lỗ cả tỉ đồng vì hầm bảo quản cá không đảm bảo. Nghĩ sửa là được nên tôi cắn răng thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng, mượn bạn bè, người thân 800 triệu đồng sửa chữa. Chuyến biển tiếp theo cũng không khá hơn, tàu vừa mới ra khỏi cửa biển Đề Gi thì bị hỏng máy, phải thuê tàu kéo về cảng”.

Theo Sở NNPTNT Bình Định, hiện, toàn tỉnh có 19 tàu Nghị định 67 mới đưa vào hoạt động chưa đầy một năm đã xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, ông Trần Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định - cho rằng, do trình độ của ngư dân còn hạn chế và mới lần đầu sử dụng tàu vỏ thép, vỏ composite nên chưa quen với việc vận hành và bảo dưỡng.

Chính vì vậy, cả ba chủ tàu vỏ thép làm dịch vụ hậu cần tại Bình Định đang muốn chuyển đổi ngành nghề. Thế nhưng, một con tàu hậu cần để chuyển sang đánh bắt cá lại là một câu chuyện không đơn giản. Chỉ mới ra khơi thu mua, con tàu đã gặp phải sự cố, vậy để chống chọi với sóng gió, thực hiện đánh bắt cá dài ngày thì liệu con tàu có thể chống chịu. Đó là câu hỏi mà hẳn những ngư dân Bình Định sẽ còn phải trăn trở thời gian dài tới. Đó cũng chính là số phận của những con tàu 67 và những ông chủ hờ. Chỉ biết rằng một ngày con tàu 67 còn nằm bờ, khoản nợ ngân hàng lại chất chồng lên vai ngư dân.

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN:

Không để những con “tàu 67” nằm bờ

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 - khóa XII vừa kết thúc đã thống nhất ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển. Phấn đấu đến năm 2030 đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo.

Thế nhưng, trên thực tế ở miền Trung, hàng chục tàu cá, hàng trăm ngư dân miệt biển miền Trung đang bị “mắc cạn”, nằm bờ. Không chỉ vài tuần, một tháng mà nhiều con tàu phải nằm bờ vài năm. Phải làm gì để những con tàu 67 không nằm bờ, vươn khơi mang lại đời sống kinh tế cho người dân? Báo Lao Động đã đến từng địa phương để làm rõ vấn đề trên.

VĂN TRI - ĐỖ VẠN
TIN LIÊN QUAN

Ngư dân và ngân hàng... cầu cứu

LÊ PHI LONG |

Ngày 2.10 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh Quảng Bình cho biết, đã tiến hành khởi kiện ra tòa án yêu cầu trả nợ và xử lý tài sản là tàu cá để thu hồi nợ đối với 2 chủ tàu vỏ thép ở xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới).

Công ty Đại Nguyên Dương vẫn chưa trả tiền cho ngư dân Bình Định!

NGUYỄN TRI |

Gần 2 năm, hàng chục cuộc họp lớn nhỏ, 5 chủ tàu yêu cầu Cty TNHH Đại Nguyên Dương phải đền bù số tiền hơn 9 tỉ đồng. Mọi chuyện tưởng chừng đã ngã ngũ, khi các bên thống nhất để Cy Đại Nguyên Dương hỗ trợ các chủ tàu với số tiền 811 triệu đồng. Thế nhưng, dù tiền bồi thường đã giảm hàng chục lần so với yêu cầu ban đầu, đến nay, công ty vẫn không chi trả tiền cho ngư dân.

Tàu cá ngư dân Quảng Nam bị cháy lớn trong đêm

ĐỖ VẠN |

Đang neo đậu tại âu thuyền thì một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bất ngờ bốc cháy trong đêm. Hậu quả của vụ hỏa hoạn đã làm cho chiếc tàu bị thiêu rụi hoàn toàn.

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

Thanh Hà |

Nga trở nên mạnh mẽ hơn sau khi sáp nhập Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh khi đọc thông điệp liên bang năm 2023.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Vụ dối trá trong kiểm soát giết mổ: Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Nhóm PV |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Dối trá trong kiểm soát giết mổ heo ở Long An", cơ quan chức năng tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra và xử lý những vi phạm được báo phản ánh.

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Tú Ly |

TPHCM - Mới đây, ông Nguyễn Quang Tuấn (con ruột của bà Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi cơ quan chức năng kiến nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Ngư dân và ngân hàng... cầu cứu

LÊ PHI LONG |

Ngày 2.10 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh Quảng Bình cho biết, đã tiến hành khởi kiện ra tòa án yêu cầu trả nợ và xử lý tài sản là tàu cá để thu hồi nợ đối với 2 chủ tàu vỏ thép ở xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới).

Công ty Đại Nguyên Dương vẫn chưa trả tiền cho ngư dân Bình Định!

NGUYỄN TRI |

Gần 2 năm, hàng chục cuộc họp lớn nhỏ, 5 chủ tàu yêu cầu Cty TNHH Đại Nguyên Dương phải đền bù số tiền hơn 9 tỉ đồng. Mọi chuyện tưởng chừng đã ngã ngũ, khi các bên thống nhất để Cy Đại Nguyên Dương hỗ trợ các chủ tàu với số tiền 811 triệu đồng. Thế nhưng, dù tiền bồi thường đã giảm hàng chục lần so với yêu cầu ban đầu, đến nay, công ty vẫn không chi trả tiền cho ngư dân.

Tàu cá ngư dân Quảng Nam bị cháy lớn trong đêm

ĐỖ VẠN |

Đang neo đậu tại âu thuyền thì một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bất ngờ bốc cháy trong đêm. Hậu quả của vụ hỏa hoạn đã làm cho chiếc tàu bị thiêu rụi hoàn toàn.