Biểu giá điện mới phá vỡ nguyên tắc đưa ra từ trước

Anh Tuấn |

Dù tính theo 5 bậc thang hay một giá điện, theo chuyên gia, chưa khắc phục được bất cập "hoá đơn tiền điện tăng sốc".

Tại dự thảo quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28/2014, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án giá điện sinh hoạt. Một là phương án giá điện sinh hoạt từ 6 bậc hiện hành còn 5 bậc.

 

Hai là, Bộ Công Thương cũng đề xuất phương án áp dụng song song cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá (khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá).

 

Phương án 2 gồm giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc và một giá, giữ nguyên giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá luỹ tiến 5 bậc và chỉ thay đổi ở bậc cuối cùng nhằm "không tác động tới khách hàng thu nhập thấp, trung bình".

 

Dù tính theo 5 bậc thang hay một giá điện, theo chuyên gia, chưa khắc phục được bất cập "hoá đơn tiền điện tăng sốc". Ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) cho biết, việc đưa ra 3 biểu giá điện có những điểm mới so với hiện hành, nhưng cũng có những bất cập cần xem xét thêm.

Những điểm mới được ông Thoả nêu ra là việc rút từ 6 bậc thang xuống còn 5 bậc; ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện và nới rộng khoảng cách ở bậc cao hơn.

Ví dụ, so với biểu giá hiện hành thì không còn bậc từ 0-50kWh mà ghép bậc 1, bậc 2 hiện hành thành bậc mới từ 0-100kWh, ghép bậc 4, bậc 5 cũ thành bậc 3 mới từ 201-400kWh, và xây dựng thêm bậc từ 701kWh trở lên.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thoả cho rằng, cả ba biểu giá điện mà Bộ Công Thương đề xuất có những bất cập, đó là phá vỡ nguyên tắc mà chính Bộ Công Thương đưa ra, tức là cải tiến nhưng đã không bảo đảm được giá bình quân.

Theo đó, tháng 3.2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt biểu giá điện bình quân của 4 bậc là 1864,44 đồng/kWh, đi kèm là biểu giá điện sinh hoạt bậc thang là 2.018 đồng/kWh, chỉ cao hơn giá bán lẻ điện bình quân chung của 4 biểu giá là 8% (2.018/1.864,44 đồng). Đây là mức giá đã bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho ngành điện rồi.

Song, lần này, Bộ Công Thương xây dựng 3 biểu giá điện đều cao hơn biểu giá điện bình quân của 4 bậc, từ 11-17%. "Điều này không ổn so với nguyên tắc nêu ra, nếu cứ giữ phương án này sẽ làm tăng giá bình quân, chứ không phải là cải tiến biểu giá điện mà vẫn giữ giá bình quân", ông Thoả nói.

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá cho hay, khoảng cách giữa các bậc trong biểu giá mới chênh lệch chưa hợp lý.

Ví dụ, ở phương án 1, khoảng cách giữa bậc 3 và bậc 2 là 33%, trong khi đó, phương án cũ chỉ chênh lệch 22% nhưng người tiêu dùng đã "than" hoá đơn tiền điện tăng vọt rồi, bây giờ tăng lên 33% không biết hoá đơn sẽ tăng "sốc" thế nào.

Còn ở phương án 2A, bậc 5 so với bậc 4 chênh nhau 114%, nhưng phương án 2B lại chỉ chênh có 25% - không theo một quy luật nào cả.

Ở phương án 2A, 2B đề xuất biểu giá điện một giá, tuy nhiên, giá của phương án điện một giá cao hơn rất nhiều so với giá bình quân hiện hành lần lượt là 145% và 155%, tương ứng với 2.703 đồng/kWh (phương án 2A) và 2889 đồng/kWh (phương án 2B), trong khi giá bình quân của biểu giá điện bình quân hiện hành đã bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho ngành điện rồi.

"Vì vậy, quan điểm của tôi cần nhất quán nguyên tắc: Cải tiến nhưng không làm tăng giá bình quân hiện hành, nếu áp dụng chế độ một giá điện thì giá phải là 2.018 đồng/kWh, chứ không phải tăng giá lên như vậy", ông Thoả cho hay.

Ông Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nêu quan điểm, phương án 1 theo 5 bậc thang trong biểu giá mới vẫn chưa khắc phục được bất cập tồn tại lâu nay trong cơ cấu giá điện.

Ví dụ, một khách hàng dùng đến 400 kWh phải trả 896.200 đồng, chỉ tiết kiệm được hơn so với biểu giá hiện hành 6 bậc gần 13.000 đồng một tháng. Trong khi đó, dùng 500-700 kWh một tháng không có sự thay đổi lớn so với phương án 6 bậc hiện nay.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điện một giá: Sẽ có 22 triệu hộ gia đình phải trả tiền cao hơn

Cường Ngô |

Mức điện một giá 2.703-2.890 đồng/kWh đang đề xuất, theo các chuyên gia, chỉ có lợi cho người dùng nhiều điện. Đối với những hộ ít điện (dưới 400kWh có 22 triệu hộ) sẽ không dùng điện một giá vì phải trả tiền cao hơn nhiều so với biểu giá bậc thang.

Đề xuất điện một giá 2.703 đồng/kWh: Chưa thấy lợi ích cho người sử dụng

Nhóm PV |

Bộ Công Thương chính thức đưa ra đề xuất về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện với hai phương án. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn những băn khoăn chưa thể giải đáp, đặc biệt là căn cứ nào để xây dựng các phương án giá điện cụ thể như vậy.

Ai thiệt, ai lợi khi tính điện một giá

Phạm Dung - Cường Ngô - Tuấn Anh |

Các chuyên gia cho rằng, nếu chọn tính điện một giá, hộ dùng ít có thể phải chịu tiền điện cao hơn trước đây, trong khi dùng nhiều lại được giảm.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Điện một giá: Sẽ có 22 triệu hộ gia đình phải trả tiền cao hơn

Cường Ngô |

Mức điện một giá 2.703-2.890 đồng/kWh đang đề xuất, theo các chuyên gia, chỉ có lợi cho người dùng nhiều điện. Đối với những hộ ít điện (dưới 400kWh có 22 triệu hộ) sẽ không dùng điện một giá vì phải trả tiền cao hơn nhiều so với biểu giá bậc thang.

Đề xuất điện một giá 2.703 đồng/kWh: Chưa thấy lợi ích cho người sử dụng

Nhóm PV |

Bộ Công Thương chính thức đưa ra đề xuất về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện với hai phương án. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn những băn khoăn chưa thể giải đáp, đặc biệt là căn cứ nào để xây dựng các phương án giá điện cụ thể như vậy.

Ai thiệt, ai lợi khi tính điện một giá

Phạm Dung - Cường Ngô - Tuấn Anh |

Các chuyên gia cho rằng, nếu chọn tính điện một giá, hộ dùng ít có thể phải chịu tiền điện cao hơn trước đây, trong khi dùng nhiều lại được giảm.