Biết cửa hàng thuốc là kinh doanh thiết yếu vẫn không dám cấp giấy đi đường

Cường Ngô |

Theo Chủ tịch UBND phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), ai cũng hiểu cửa hàng thuốc là thiết yếu. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn cấp giấy đi đường cho nhóm đối tượng thứ 6 chỉ quy định hai đối tượng là người hoạt động công vụ và công ích thiết yếu.

Không cấp giấy đi đường dù biết là thiết yếu

Liên quan việc cửa hàng thuốc ở phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) không được cấp giấy đi đường, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Quang Trung cho biết, hiện nay, UBND phường đang thực hiện việc cấp giấy đi đường theo thông báo của Công an thành phố Hà Nội - đây là đơn vị được Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ ban hành quy định cấp giấy đi đường mới cho người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, trong thông báo mà Công an thành phố Hà Nội, giấy đi đường của nhóm đối tượng thứ 6 sẽ do công an cấp phường, xã thị trấn cấp. Nhóm đối tượng này là những người   thực hiện các hoạt động công vụ và công ích thiết yếu.

Theo ông Tuấn, những doanh nghiệp công ích thiết yếu là những doanh nghiệp được quy định bởi Luật Doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Nghị định 56 của Chính phủ. Cho nên những doanh nghiệp nào không được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định 56 thì đương nhiên không thuộc đối tượng được cấp giấy đi đường mới.

"Ai cũng hiểu cửa hàng thuốc là thiết yếu, khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, người dân vẫn được ra đường để mua thuốc. Kể cả khi các doanh nghiệp khác phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch thì hiệu thuốc vẫn được mở cửa. Tuy nhiên, văn bản của Công an thành phố ban hành và hướng dẫn như vậy rồi, chúng tôi khó làm trái", Chủ tịch phường Quang Trung cho biết.

Nhiều doanh nghiệp bức xúc vì không được cấp giấy đi đường. Ảnh minh hoạ, Cường Ngô
Nhiều doanh nghiệp bức xúc vì kinh doanh hàng thiết yếu mà không được cấp giấy đi đường. Ảnh minh hoạ, Cường Ngô

Ông Tuấn cho biết, hiện Công an thành phố Hà Nội đã ban hành hướng dẫn mới về việc cấp giấy đi đường cho người dân doanh nghiệp, nhưng chính quyền địa phương chưa tiếp cận văn bản đó được.

"Chiều 6.9, trong cuộc họp giao ban trực tuyến với thành phố, các đơn vị cũng tranh luận rất sôi nổi về nội dung này. Đây cũng là vấn đề mới, khá phức tạp. Tôi cho rằng, Công an thành phố Hà Nội nên sớm công bố hướng dẫn mới để chúng tôi thực hiện", ông Tuấn cho hay.

Dịch vụ nào là công ích thiết yếu

Trước đó, trao đổi với Lao Động, chị Hằng - chủ một cửa hàng thuốc ở Hà Nội cho biết, chị nộp hồ sơ đăng ký giấy đi đường qua email vào ngày 4.9 cho 2 nhân viên ở cửa hàng thuốc. Tuy nhiên, việc nhận được phản hồi cửa hàng thuốc "không thuộc đối tượng" được cấp giấy đi đường, khiến chị bị "ngã ngửa" vì bất ngờ.

Nói về dịch vụ công ích thiết yếu, theo luật sư Phạm Hải Long - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, các văn bản quy phạm pháp luật có đề cập đến một số khái niệm về dịch vụ công ích thiết yếu.

Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

Còn theo luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn Luật sư Hà Nội, Công văn 2601/KGVX do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 3.4.2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng đã quy định rõ những cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình thuộc danh mục hoạt động dịch vụ   thiết yếu.

Danh sách này gồm nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu.

Ngoài ra, danh mục hoạt động dịch vụ thiết yếu còn có cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc; cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm; chứng khoán, bưu chính viễn thông, dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, khám chữa bệnh, tang lễ.

Những đơn vị trên được hoạt động tại các địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và là các đơn vị thuộc nhóm do công an cấp xã cấp giấy đi đường (nhóm 6).

Về quy trình, luật sư Thơm cho biết công an cấp phường là đầu mối hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xin cấp giấy. Sau đó, Công an và UBND sở tại phối hợp với cơ quan thuế để xác minh tính hợp pháp của đối tượng thuộc lĩnh vực thiết yếu.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chốt giấy đi đường cho phương tiện vận chuyển và đầu mối liên hệ

Minh Hạnh |

Ngày 7.9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có thông báo hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong vùng 1 thuộc lĩnh vực quản lý.

Hà Nội: Lượng người ra đường vẫn rất lớn, hầu hết dùng giấy đi đường cũ

Tô Thế |

Chỉ ghi nhận ở một chốt kiểm soát vào "vùng đỏ" trên đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong sáng nay (7.9), đã thấy lượng người đi ra đường vẫn rất lớn, hầu hết đều có giấy đi đường.

Cửa hàng thuốc "ngã ngửa" vì bị từ chối cấp giấy đi đường

Cường Ngô |

Hoàn thiện nhiều thủ tục, chờ đợi 2 ngày sau khi nộp hồ sơ xin cấp giấy đi đường, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp kinh doanh thuốc bị từ chối vì "không thuộc mục Hoạt động công vụ, công ích thiết yếu theo nhóm 6" cấp giấy đi đường nhận diện QR Code.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hà Nội chốt giấy đi đường cho phương tiện vận chuyển và đầu mối liên hệ

Minh Hạnh |

Ngày 7.9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có thông báo hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong vùng 1 thuộc lĩnh vực quản lý.

Hà Nội: Lượng người ra đường vẫn rất lớn, hầu hết dùng giấy đi đường cũ

Tô Thế |

Chỉ ghi nhận ở một chốt kiểm soát vào "vùng đỏ" trên đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong sáng nay (7.9), đã thấy lượng người đi ra đường vẫn rất lớn, hầu hết đều có giấy đi đường.

Cửa hàng thuốc "ngã ngửa" vì bị từ chối cấp giấy đi đường

Cường Ngô |

Hoàn thiện nhiều thủ tục, chờ đợi 2 ngày sau khi nộp hồ sơ xin cấp giấy đi đường, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp kinh doanh thuốc bị từ chối vì "không thuộc mục Hoạt động công vụ, công ích thiết yếu theo nhóm 6" cấp giấy đi đường nhận diện QR Code.