Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ: "Càng khó khăn, Việt Nam càng quật khởi"

Cường ngô - Nguyễn Hà |

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ mong muốn các doanh nghiệp ở thủ đô hiến kế để kinh tế duy trì trong dịch COVID-19, đồng thời nhận định: "Với truyền thống người Việt Nam, càng khó khăn càng quật khởi".

Chiều 16.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chủ trì hội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp”, để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

Hơn 4.000 doanh nghiệp ở Hà Nội ngừng hoạt động

Tại hội nghị, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Quyền – Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động là 4.240 doanh nghiệp, số lao động thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 13.215 người, tăng 22,2% so với cùng kỳ. 

Hầu hết các ngành đều sụt giảm doanh thu: Dệt may ước tính sụt giảm 30%; Da giày sụt giảm khoảng 20%; Thiết bị, linh kiện điện tử, ôtô, xe máy giảm khoảng 20%; Du lịch, vận tải, hàng không, khách sạn giảm từ 20- 50%...

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, trên cơ sở chỉ đạo của trung ương, Hà Nội đã xây dựng 3 kịch bản điều hành phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng ứng phó với dịch bệnh: Dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV có sự bứt tộc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra;

Dịch bệnh được kiểm soát vào quý III nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm dự kiến đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra;

Dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng 4,8%).

Trên cơ sở đó, ban hành và triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Cụ thể như Triển khai thực hiện nghiêm túc 7 nhóm nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11 ngày 4.3. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 như hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thành lập mới...

Đây là lúc nạp năng lượng để vượt qua dịch

Tại hội nghị, ông Vương Đình Huệ cho biết, trong quý I.2020, Việt Nam giữ được tăng trưởng khá cao so với thế giới nhưng chỉ bằng nửa năm trước. Quý II.2020, dự báo tiếp tục khó khăn. Với Hà Nội, 3 tháng đầu năm tăng trưởng 3,72% thấp hơn mức bình quân cả nước.

Bí thư Vương Đình Huệ. Ảnh: C.N
Bí thư Vương Đình Huệ. Ảnh: C.N

Theo Bí thư Hà Nội, bên cạnh mục tiêu hàng đầu là tập trung công sức, thời gian cho công tác phòng chống dịch, Hà Nội đang phấn đấu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại kinh tế; duy trì và phát triển sản xuất để nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội và chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế.

Thành ủy đã làm việc với khối nông nghiệp của thành phố. Bình quân 4 năm qua, nông nghiệp thành phố tăng trưởng 2,5% mỗi năm. 3 tháng đầu năm 2020 là âm 1,17%. Thành phố quyết tâm đạt mức tăng trưởng nông nghiệp ở mức 4,04% bằng cách tăng tái đàn gia súc, gia cầm.

Động lực là tăng tái đàn lợn từ 1,1 triệu lên 1,8 triệu con; tăng cường gia cầm và đại gia súc. Hà Nội cũng sẽ tăng năng suất ngành trồng trọt bằng cách rà soát lại toàn bộ đất nông nghiệp, không để trống mảnh đất nào, chuyển đổi cơ cấu.

Bí thư Vương Đình Huệ cho biết, đối với các gói hỗ trợ của Chính phủ, thành phố Hà Nội sẽ triển khai một cách nhanh nhất. Ngoài ra, thành phố cũng muốn lắng nghe đề xuất của các nhà đầu tư, hiệp hội về phí, lệ phí… để Hà Nội có điều chỉnh quyết sách cần thiết thuộc thẩm quyền của thành phố,

"Đây là lúc nạp năng lượng, tạo hiệu năng để khi vượt qua dịch thì kinh tế có thể tăng trưởng vượt bậc", Bí thư Vương Đình Huệ nói và cho biết "với truyền thống người Việt Nam, càng khó khăn càng quật khởi, trong "cái khó phải ló cái khôn". Tôi đã yêu cầu UBND TP phải thực hiện việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mệnh lệnh trong thời chiến".

Cường ngô - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia khuyến cáo nguy cơ lây lan dịch sau "nới lỏng" giãn cách xã hội

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Từ hôm nay 16.4, một số tỉnh được "nới lỏng" các quy định giãn cách xã hội để dần trở về với cuộc sống thường nhật.  Việc "nới lỏng" giãn cách xã hội sẽ có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm này? Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Bộ NNPTNT phản hồi Bộ Công Thương về vấn đề xuất khẩu gạo nếp

Khánh Vũ |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời công văn của Bộ Công Thương, đề nghị cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nếp vì nguồn cung dồi dào.

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ: Yêu thương nhau thì phải giãn cách xã hội

Nguyễn Hà |

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, lúc này, yêu thương nhau thì phải giãn cách xã hội. Giãn cách là cách tốt nhất để ngăn chặn dịch.

Cận cảnh Ga Kép Bắc Giang trong ngày đầu xuất hàng quốc tế đi Trung Quốc

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Chuyến hàng quốc tế đầu tiên xuất phát từ ga Kép (Lạng Giang, Bắc Giang), kéo theo 15 toa container hàng hóa với khối lượng 850 tấn, chủ yếu là mặt hàng điện tử xuất sang Trung Quốc.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Trấn Thành bán vé bằng thương hiệu ngôi sao

Nhóm Pv |

Trong cuộc trò chuyện với Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho rằng, phim "Nhà bà Nữ" đạt được doanh thu khủng là do hợp với thị hiếu số đông, và cộng thêm thương hiệu ngôi sao của Trấn Thành.

U22 Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 32

TAM NGUYÊN |

U22 Việt Nam nên đón nhận quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi SEA Games 32 theo cách nào?

QL1 qua Phú Yên: Sửa chữa không triệt để, lưu thông bất an

Hoài Luân |

Dù đã được đơn vị thi công khắc phục trước Tết, thế nhưng đến nay, nhiều đoạn trên tuyến QL1 qua Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa triệt để, khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy lo lắng, bất an, đặc biệt là xe máy.

Hình tượng “Nhà hát Đó” ở Nha Trang gây tranh luận

Hữu Long |

Trên một số phương tiện truyền thông giới thiệu nhà hát mới xây ở Nha Trang có tên “Đó” như một biểu tượng về du lịch, văn hóa mới của địa phương. Nhiều tranh luận đã nổ ra ngay sau khi về ý nghĩa thực sự của nhà hát này.

Chuyên gia khuyến cáo nguy cơ lây lan dịch sau "nới lỏng" giãn cách xã hội

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Từ hôm nay 16.4, một số tỉnh được "nới lỏng" các quy định giãn cách xã hội để dần trở về với cuộc sống thường nhật.  Việc "nới lỏng" giãn cách xã hội sẽ có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm này? Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Bộ NNPTNT phản hồi Bộ Công Thương về vấn đề xuất khẩu gạo nếp

Khánh Vũ |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời công văn của Bộ Công Thương, đề nghị cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nếp vì nguồn cung dồi dào.

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ: Yêu thương nhau thì phải giãn cách xã hội

Nguyễn Hà |

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, lúc này, yêu thương nhau thì phải giãn cách xã hội. Giãn cách là cách tốt nhất để ngăn chặn dịch.