Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Bất động sản công nghiệp: “Thỏi nam châm” thu hút các công ty tầm cỡ quốc tế

LAN NHI |

Giá thuê và tỉ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp (KCN) đang tăng mạnh khiến cho thị trường bất động sản (BĐS) trong nước nhanh chóng hồi phục. Các KCN hoàn thiện đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút nhiều công ty tầm cỡ quốc tế, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đến đặt nhà máy, công xưởng.

Tỉ lệ lấp đầy "chóng mặt"

Trao đổi với Lao Động, ông Bruno Johan O.Jaspaert (Tổng Giám đốc KCN Deep C Hải Phòng) chia sẻ: "Trong 2 năm chịu tác động của dịch COVID-19, danh mục đầu tư của đơn vị đã tăng gấp đôi và hiện tại đang có xu hướng tăng mạnh.

Là KCN sinh thái đầu tiên tại Việt Nam, hợp tác theo chương trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), hiện nay chúng tôi đang có khoảng 134 khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Với quỹ đất khoảng 3.500ha, hiện KCN vẫn còn hơn 1.800ha có thể cho thuê. Như vậy, tại KCN đã có 24% quỹ đất đã được lấp đầy, khoảng 130 dự án với tổng vốn đầu tư là 5 tỉ USD".

Theo ông Bruno Johan O.Jaspaert, nhờ những cam kết hỗ trợ doanh nghiệp với mức giá cho thuê đất hợp lý, mạng lưới cơ sở hạ tầng kết nối linh hoạt, môi trường làm việc đa quốc gia... Vị trí tại KCN hiện đang là "thỏi nam châm" thu hút nhiều công ty tầm cỡ quốc tế, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, cho đến các công ty khởi nghiệp sáng tạo (start-up) đến đặt nhà máy, công xưởng ở nhiều lĩnh vực như kinh doanh, ngành công nghiệp, công nghiệp tổng hợp, hóa chất, hóa dầu, sản xuất ôtô, thiết bị điện tử...

Cũng đang tìm kiếm đất xây dựng KCN cho đối tác Hàn Quốc tại huyện Mê Linh, chị Hoàng Vân (môi giới BĐS tại Hà Nội) cho rằng, gần đây nhiều khách hàng, đối tác nước ngoài đã có công ty tại Việt Nam đang có nhu cầu thuê lại mặt bằng, quỹ đất trống khoảng 10.000 - 30.000m2 với mức giá hấp dẫn. Theo chị Vân, giá chào thuê đất KCN tại miền Bắc đang rơi vào khoảng 78,3 USD/m2/chu kỳ thuê. Ở TP.Hồ Chí Minh vẫn đang dẫn đầu khu vực phía Nam về tốc độ tăng giá đất KCN, với mức giá thuê gần 180USD/m2/chu kỳ thuê.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước đang gia tăng nhanh chóng, thời gian gần đây, rất nhiều địa phương trên cả nước đã đặt mục tiêu phát triển số lượng các KCN trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Điển hình như tại TP.Hải Phòng, địa phương này đặt mục tiêu có thêm 15 KCN mới trong giai đoạn 2021 - 2025, hay tỉnh Bắc Giang cũng đặt mục tiêu có gần 30 KCN vào năm 2030…

Sức hút lớn với nhà đầu tư

Đánh giá của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), một số dự án KCN mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong quý I/2022 trên địa bàn cả nước sẽ góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong tương lai. Đáng chú ý, tỉ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp phía Bắc và phía Nam đều duy trì ở mức cao. Đặc biệt, tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp phía Bắc trong quý nay đang duy trì ở mức 80%.

Báo cáo vừa công bố của Saville cũng nhận định, Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2022. Công nghiệp và chế tạo vẫn là ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Nếu so sánh với con số của năm 2021, thị phần vốn FDI của ngành giữ ở mức ổn định, đạt 60% trong 3 tháng đầu năm. Xét theo nguồn vốn, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là hai quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng mức đầu tư đứng đầu thị trường, lần lượt chiếm 18% và 6% thị phần.

Chia sẻ về những khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển BĐS công nghiệp tại Việt Nam, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội chia sẻ: “Thị trường Việt Nam chứa đựng sẵn nhiều yếu tố đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh cao để tìm kiếm địa điểm phù hợp. BĐS công nghiệp vẫn còn tập trung nhiều tại các địa bàn lân cận khu đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh vì có kết nối thuận tiện với sân bay, bến cảng. Điều này đã khiến nguồn cung tại các khu vực này trở nên khan hiếm và đồng thời đẩy giá đất tăng cao”.

Theo chuyên gia Savills, tùy vào đặc tính của từng ngành, nhà đầu tư sẽ tìm thấy những cơ hội và lợi thế phát triển khác nhau ở rộng khắp Việt Nam. Cụ thể, mỗi lĩnh vực sẽ có những yêu cầu riêng. Có doanh nghiệp thì thường ưu tiên các tiêu chí như diện tích lớn, giá đất thấp và khả năng tiếp cận đến cảng biển, sân bay. Bởi vậy, để tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư tại các tỉnh, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện mạng lưới giao thông, cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế. Từ đó, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất sẽ được trải đều qua các địa phương trên cả nước.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Thay đổi tư duy, năng lực để bắt nhịp với doanh nghiệp FDI

Hà Duyên |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa phần lớn là vừa và nhỏ, chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI.

Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2022 mở rộng quy mô, đối tượng

Thúy Nga (TCCK) |

Mới đây, Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2022 đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức kết nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối (B2B) và trưng bày sản phẩm.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Thay đổi tư duy, năng lực để bắt nhịp với doanh nghiệp FDI

Hà Duyên |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa phần lớn là vừa và nhỏ, chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI.

Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2022 mở rộng quy mô, đối tượng

Thúy Nga (TCCK) |

Mới đây, Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2022 đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức kết nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối (B2B) và trưng bày sản phẩm.