Bao giờ có quy định "Made in Vietnam"?

Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 1.2021, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thông qua đề nghị xây dựng quy định về xuất xứ hàng hóa Việt Nam.

Tháng 1 trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thông qua đề nghị xây dựng Nghị định

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2020 của ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tổ chức hôm 7.1, nói về hàng giả mạo xuất xứ, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhấn mạnh: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi, không để khoảng trống pháp lý về xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là made in Việt Nam.

"Đến nay đã gần 1 năm, không biết do không muốn sửa hay không sửa nổi", ông Cẩn thẳng thắn đặt vấn đề.

Chiều 8.1, Bộ Công Thương đã có phản hồi về ý kiến này. Theo Bộ, ngay sau khi Chính phủ giao cho Bộ Công Thương nhiệm vụ này thì Bộ đã bắt tay ngay vào việc triển khai. Tháng 1.2021, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thông qua đề nghị xây dựng Nghị định.

Quá trình xây dựng Nghị định Quy định về hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, theo Bộ Công Thương được chia làm làm hai giai đoạn: Giai đoạn xây dựng thông tư và Giai đoạn nâng cấp và xây dựng nghị định.

Đối với giai đoạn nâng cấp và xây dựng Nghị định, theo Bộ Công Thương, ngày 15.5.2020, Bộ Công Thương có Tờ trình số 3513 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” ở cấp Nghị định và giao Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định này.

Ngày 1.6.2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4342 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc giao Bộ Công Thương lập đề nghị xây dựng Nghị định để trình Chính phủ thông qua, trên cơ sở đó xây dựng dự thảo Nghị định theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngày 24.9.2020, Dự thảo lần 1 của đề nghị xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” đã được Bộ Công Thương đăng tải lên trang thông tin pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương để lấy ý kiến theo quy định.

Quy định về xuất xứ hàng hoá đang trong quá trình xây dựng. Ảnh minh hoạ, nguồn: TTXVN
Quy định về xuất xứ hàng hoá đang trong quá trình xây dựng. Ảnh minh hoạ, nguồn: TTXVN

Ngày 30.9.2020, Bộ Công Thương có công văn số 7311 gửi các cơ quan ngoài Bộ (Bộ Tư pháp và Bộ Khoa học và Công nghệ) và các đơn vị trong Bộ (Vụ Pháp chế, Vụ Thị trường trong nước và Tổng cục Quản lý thị trường) đề nghị tham gia ý kiến đối với Dự thảo lần 1 của hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định. Đồng thời, gửi Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đăng tải và lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm.

Ngày 11.11.2020, Bộ Công Thương có công văn số 8611 gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”.

Ngày 25.11.2020, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” tại trụ sở Bộ Tư pháp.

Ngày 8.12.2020, Bộ Tư pháp có Báo cáo thẩm định số 274 đối với đề nghị xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” của Bộ Công Thương.

"Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” để trình Chính phủ trong tháng 1 năm 2021", Bộ Công Thương cho biết.

Lộ trình xây dựng, ban hành Nghị định

Về thời gian dự kiến trình thông qua nghị định: Giai đoạn chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định gửi Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị định vào tháng 11.2020.

Trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định vào tháng 1.2021.

Về giai đoạn soạn thảo Nghị định: Tổ chức soạn thảo và lấy ý kiến các Bộ, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan: tháng 1 đến tháng 4.2021.

Hoàn thiện dự thảo Nghị định là tháng 5 đến tháng 6.2021. Gửi Bộ Tư pháp thẩm định vào tháng 7.2021. Hoàn thiện dự thảo Nghị định theo ý kiến thẩm định vào tháng 8.2021 và sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định vào tháng 9.2021.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Hải Dương: Tạm giữ hơn 20.000 sản phẩm kim khí không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đặng Luân |

Lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương kiểm tra, tạm giữ tổng số 20.580 sản phẩm kim khí không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ liên quan.

Đột nhập kho hàng rộng 300m2, phát hiện 1500 đôi giầy không rõ xuất xứ

Anh Tuấn |

Đội Cảnh sát chống buôn lậu – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với Đội quản lý thị trường số 1 thành phố Lào Cai cùng Công an thành phố Lào Cai đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và thu giữ hơn 1500 đôi giầy dép nam nữ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực thi EVFTA: “Thẻ vàng” và xuất xứ hàng hoá - hai nút thắt phải tháo gỡ

phong nguyễn |

Theo tính toán của Bộ Công Thương, khi thực thi Hiệp định thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Trong đó, 2 nhóm hàng chủ lực là nông sản và dệt may sẽ đóng góp chính. Tuy nhiên, trong 2 nhóm hàng này đang vướng mắc về vấn đề “thẻ vàng” khai thác thủy sản và xuất xứ nguyên liệu dệt may cần khẩn trương tháo gỡ.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hải Dương: Tạm giữ hơn 20.000 sản phẩm kim khí không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đặng Luân |

Lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương kiểm tra, tạm giữ tổng số 20.580 sản phẩm kim khí không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ liên quan.

Đột nhập kho hàng rộng 300m2, phát hiện 1500 đôi giầy không rõ xuất xứ

Anh Tuấn |

Đội Cảnh sát chống buôn lậu – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với Đội quản lý thị trường số 1 thành phố Lào Cai cùng Công an thành phố Lào Cai đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và thu giữ hơn 1500 đôi giầy dép nam nữ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực thi EVFTA: “Thẻ vàng” và xuất xứ hàng hoá - hai nút thắt phải tháo gỡ

phong nguyễn |

Theo tính toán của Bộ Công Thương, khi thực thi Hiệp định thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Trong đó, 2 nhóm hàng chủ lực là nông sản và dệt may sẽ đóng góp chính. Tuy nhiên, trong 2 nhóm hàng này đang vướng mắc về vấn đề “thẻ vàng” khai thác thủy sản và xuất xứ nguyên liệu dệt may cần khẩn trương tháo gỡ.