Bao giờ có câu trả lời chính thức vụ Asanzo?

CAO NGUYÊN |

Đến hôm nay (3.9), thời hạn mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu công bố kết quả điều tra “nghi án Asanzo bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt” đã qua nhưng cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa công bố kết luận điều tra vụ án này.

Vì lý do tài chính kiệt quệ và chưa có kết luận điều tra, Asanzo đã có quyết định tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Sau khoảng thời gian dài lùm xùm xảy ra tại Asanzo, không chỉ đơn vị này mà dư luận vẫn đang mong chờ câu trả lời chính thức từ cơ quan chức năng để vụ việc sớm kết thúc.

Asanzo tạm dừng sản xuất

Đã hơn 1 tháng kể từ ngày diễn ra họp báo chuyên đề về phòng chống hàng giả, gian lận thương mại do Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì (30.7), ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 cho biết, Chính phủ đã giao việc làm rõ vụ Asanzo cho Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung phối hợp để xác định, làm rõ những hành vi đúng sai của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết luận chính thức.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây nhất, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo đăng tải thông cáo báo chí với thông báo tạm ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng cho người tiêu dùng.

Theo thông báo, trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Công ty Asanzo sẽ cố gắng đảm bảo được quyền lợi của người lao động trong khả năng của công ty và theo quy định của pháp luật. Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên lao động Asanzo vẫn hy vọng và mong muốn sớm có một kết luận thanh tra, kiểm tra chính thức để cho công ty Asanzo trở lại hoạt động bình thường, có cơ hội tiếp tục kinh doanh, phục vụ người tiêu dùng, giữ việc làm cho người lao động.

Vì sao VCCI cho rằng Asanzo dán nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” là đúng pháp luật?

Trong khi các cơ quan chức năng khác chưa lên tiếng, thì tại biên bản làm việc vào ngày 25.7 giữa nhóm giúp việc Tổ công tác VCCI với đại diện Cty Asanzo thì nhóm giúp việc Tổ công tác VCCI cho biết, hiện nay pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết chỉ có quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không có quy định về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước như trường hợp của Công ty Asanzo.

Tuy nhiên, tại Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20.2.2006 và Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8.3.2018 đều có giải thích về sản xuất hàng hóa.

Cụ thể, “sản xuất” là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp. Như vậy, nếu Việt Nam là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp các linh kiện nhập khẩu thành hàng điện tử thành phẩm thì sẽ là nước sản xuất ra hàng hóa này.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp được chọn cách ghi cụm từ “xuất xứ”. Trường hợp này doanh nghiệp buộc phải ghi kèm tên nước sản xuất ra hàng hóa đó tức phải ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa mới đúng quy định pháp luật.

Việc ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn cho hàng hóa thuộc loại này chỉ có giá trị thể hiện hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, tuân thủ quy định pháp luật ghi nhãn hàng hóa của Việt Nam.

Theo đó, VCCI cho rằng, đối với trường hợp sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật.

Trong khi đó, liên quan đến việc điều tra các cáo buộc sản phẩm của Asanzo là “hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt”, “lừa người tiêu dùng”, vừa qua ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo - cho biết, công ty đã tiếp nhiều đoàn công tác thuộc các cơ quan quản lý, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết luận thanh, kiểm tra.

Thế nào là hàng Việt Nam theo dự thảo quy định về “Made in Vietnam”?

Đầu tháng 8, Bộ Công Thương vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Thông tư về tiêu chí dán mác “Made in Vietnam” cho hàng sản xuất trong nước lưu thông trên thị trường nội địa. Theo đó, hàng hoá được coi là của Việt Nam trong các trường hợp sau:

1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam như cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng, khoáng sản, động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam, các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế...

2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam và đảm bảo 2 tiêu chí về chuyển đổi mã số (mã HS) và hàm lượng giá trị gia tăng... cũng được xem là hàng Việt Nam.

Về trường hợp hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, Bộ Công Thương xác định hàm lượng giá trị gia tăng được xác định theo 2 công thức gián tiếp hoặc trực tiếp.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Asanzo: Không sai nhưng cũng tan tác hết rồi

Anh Đào |

Đúng vào cái hẹn 30.8, để có kết luận cuối cùng sự việc của Asanzo, vẫn không hề có một câu một chữ nào được đưa ra. Trong khi đó, Asanzo buộc phải ra tuyên bố đóng cửa nhà máy, tạm ngừng hoạt động khi không còn khả năng tài chính để có thể duy trì hoạt động.

Công ty Asanzo tuyên bố tạm dừng hoạt động

Thiên Bình |

Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo vừa thông báo tạm dừng mọi hoạt động từ ngày 30.8 do đã kiệt quệ, không còn đủ khả năng tài chính để kéo dài hoạt động.

Vụ Asanzo: Vẫn chờ kết quả điều tra

CAO NGUYÊN |

Ngày 29.8, liên quan đến vụ Asanzo trao đổi với Lao Động, ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 cho biết, hiện nay lực lượng chức năng vẫn đang làm bao giờ có thì cơ quan chức năng sẽ thông báo rộng rãi. “Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, tỉ mỉ và thận trọng chứ không làm qua loa được” - ông Thế nói. Khi được hỏi liệu trong cuối tháng này có kết luận như đã thông tin trong cuộc họp báo cách đây 1 tháng thì vị lãnh đạo này chưa trả lời

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Asanzo: Không sai nhưng cũng tan tác hết rồi

Anh Đào |

Đúng vào cái hẹn 30.8, để có kết luận cuối cùng sự việc của Asanzo, vẫn không hề có một câu một chữ nào được đưa ra. Trong khi đó, Asanzo buộc phải ra tuyên bố đóng cửa nhà máy, tạm ngừng hoạt động khi không còn khả năng tài chính để có thể duy trì hoạt động.

Công ty Asanzo tuyên bố tạm dừng hoạt động

Thiên Bình |

Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo vừa thông báo tạm dừng mọi hoạt động từ ngày 30.8 do đã kiệt quệ, không còn đủ khả năng tài chính để kéo dài hoạt động.

Vụ Asanzo: Vẫn chờ kết quả điều tra

CAO NGUYÊN |

Ngày 29.8, liên quan đến vụ Asanzo trao đổi với Lao Động, ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 cho biết, hiện nay lực lượng chức năng vẫn đang làm bao giờ có thì cơ quan chức năng sẽ thông báo rộng rãi. “Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, tỉ mỉ và thận trọng chứ không làm qua loa được” - ông Thế nói. Khi được hỏi liệu trong cuối tháng này có kết luận như đã thông tin trong cuộc họp báo cách đây 1 tháng thì vị lãnh đạo này chưa trả lời