Bán đảo Sơn Trà: Hàng loạt bất thường từ các dự án du lịch

Thanh Hải |

Chỉ đến khi dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa triển khai san ủi theo kiểu san đồi, xẻ núi, xâm hại thô bạo đến Sơn Trà (Đà Nẵng) thì người dân địa phương mới biết có thêm một dự án trên bán đảo - vốn là đất quốc phòng.
Dù pháp luật quy định rõ, mọi quy hoạch xây dựng đều phải được công bố công khai. Việc giao đất, cho thuê đất hoặc bán đấu giá đất đều phải minh bạch. Tuy nhiên, hiện tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đã xuất hiện nhiều dự án du lịch, dịch vụ trên một diện tích lớn, hầu như rất ít người hay biết. Và hơn hết, trong đó nhiều dự án mang tính xí phần, “để đó, chờ thời”.

Những chiếc “bánh vẽ”, xí phần

Đến năm 2016, khi Chính phủ phê duyệt, công bố “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà” thì tại bán đảo này đã có hàng chục dự án xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch sinh thái đã “ẩn mình” chờ thời cơ. Nói đúng hơn, hàng chục dự án này đã được cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng và hoàn tất việc giao đất từ cách đây hơn 10 năm trước. Tuy vậy, các dự án này phần lớn đều “bất động”, hoặc chậm triển khai. Điều lạ là mọi sự chiếm dụng đất theo kiểu “xí phần” này lại không bị xử lý, thu hồi.

Hiện tại bán đảo Sơn Trà có 26 dự án đã được UBND TP. Đà Nẵng đã cấp đất, với diện tích sử dụng gần 445ha. Trong đó có 12 dự án làm khu du lịch sinh thái với khoảng 375ha; 12 dự án còn lại là XD các công trình hạ tầng giao thông, viễn thông, văn hoá, tôn giáo (với diện tích 31ha) và 2 dự án khu dân cư đang được phân lô, bán đấu giá với tổng diện tích 38,6ha. Trong số 26 dự án được TP. Đà Nẵng giao đất, cho thuê đất, đến thời điểm này chỉ có 14 dự án triển khai, hoàn thành XD và đưa vào sử dụng. 12 dự án khác đang chậm tiến độ hoặc “án binh bất động”. Đặc biệt, trong số đó, có 10 dự án XD khu du lịch sinh thái với diện tích hơn 315ha.

Có thể điểm qua vài dự án “có vấn đề” như sau: Khu du lịch Bãi Bụt của Cty CP Hải Duy làm chủ đầu tư chiếm gần 30ha ngay vị trí đắc địa nhất Sơn Trà từ năm 2004. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài tường rào cũ kỹ, 1 biệt thự mẫu mới hoàn thành phần xây thô thì dự án vẫn trong cảnh hoang vu. Dẫu vậy, Đà Nẵng cũng chỉ mới lập biên bản hành vi chậm tiến độ. Đến nay chủ đầu tư cũng chẳng thèm làm hồ sơ gia hạn tiến độ nhưng vẫn sừng sững tồn tại. Phản cảm hơn là hàng chục biệt thự xây thô, bỏ hoang vu cho cỏ dại leo phủ của dự án “tổ hợp khu du lịch dịch vụ cao cấp Sơn Trà Resort & Spa của Cty CP Sơn Trà.

Dự án này được giao đất từ 2004 và 2006 với tổng diện tích xấp xỉ 35ha gần mép biển. Đến nay, dự án chỉ hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 1, phần còn lại đang “bôi bẩn” một góc Sơn Trà trong hoang cảnh điêu tàn. Ngoài ra, dọc tuyến này còn đến 5 dự án khu du lịch sinh thái khác có quy mô lớn cũng đều trong cảnh án binh bất động, nhưng vẫn không bị xử lý chậm tiến độ hoặc thu hồi.
Dự án KDL sinh thái biển Tiên Sa xâm hại thô bạo đối với rừng Sơn Trà (Đà Nẵng). Ảnh: Thanh Hải
Nguy cơ biến thành bất động sản, bán lẻ

Riêng dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa là dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, đã được UBND TP. Đà Nẵng giao đất từ năm 2003 với cam kết sẽ hoàn tất xây dựng, đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, mãi đến 2009, dự án này mới “rục rịch” làm các hạng mục giao thông, thoát nước. Các hạng mục này cũng triển khai cầm chừng, đến năm 2016 mới hoàn thành. Và rồi đến năm 2017, dự án lại san ủi thần tốc, xẻ núi để làm 40 nền móng trong số 87 biệt thự sẽ xây dựng tại đây. Người dân phản ứng, báo chí lên tiếng, chính quyền mới phát hiện chủ đầu tư chưa hoàn tất một số thủ tục pháp lý và bị đình chỉ xây dựng.

Điều bất thường ở dự án này không chỉ ở giải pháp thi công bất hợp lý, xâm hại thô bạo đến rừng mà còn có biểu hiện chuyển dịch mục đích hoạt động kinh doanh. Trong quyết định giao đất năm 2003, Đà Nẵng ghi rõ mục đích dự án khu du lịch sinh thái biển này là “phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí, tắm biển, du lịch sinh thái”. Thế nhưng, trong số 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cho toàn bộ 30,35ha), phần diện tích đất sẽ XD 87 biệt thự lại được ghi là “đất ở đô thị”, với thời gian sử dụng đất là “lâu dài”? Điều này là trái với quyết định giao đất trước đó là “cho thuê đất XD khu du lịch sinh thái”, không phù hợp với thời hạn hoạt động của dự án.

Cho đến thời điểm này Cty CP Tiên Sa chỉ mới nộp vào ngân sách hơn 50 tỉ đồng, bao gồm 40,265 tỉ tiền sử dụng đất, hơn 10 tỉ tiền chậm nộp và gần 700 triệu đồng tiền thuê đất kỳ 5/2016. Đây là số tiền thu quá nhỏ, nếu chỉ so với 87 biệt thự mà DN có khả năng bán, chuyển nhượng sau này. Chưa kể, ngoài diện tích được giao (30,35ha, dự án này còn được Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh, mở rộng (bằng quy hoạch chi tiết dự án 2005) với diện tích 80ha và thêm 1 quyết định điều chỉnh vào tháng 9.2016, nâng lên thành 147ha, nhưng đến nay chưa có quyết định thu hồi đất, giao và cho thuê đất.

Vì vậy, ngoài hiện tượng Sơn Trà đang bị xâm hại thô bạo, với những dấu hiệu bất thường của các dự án “xí phần”, chậm tiến độ và có dấu hiệu chuyển đổi mục đích, Chính phủ cần thiết phải dừng quy hoạch tổng thể về phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà, xem xét, điều chỉnh hoặc hủy bỏ.
Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Mai vàng cổ 100 năm giá tiền tỉ đổ bộ chợ hoa Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7), nhiều cây mai vàng cổ được các nhà vườn bày bán tập trung tại khu vực lối đi chính khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là những cây mai vàng cổ cao 4-5 mét, đứng sừng sững giữa chợ hoa. Người bán cây cho biết có những cây có tuổi đời chừng 100 năm, giá bán có cây lên tới 4 tỉ đồng.