Bạc Liêu: Gỡ khó cho điện gió

NHẬT HỒ |

Trước hiện trạng điện năng lượng mặt trời đang thừa trên lưới điện, nhiều dự án điện gió cũng gặp khó khăn, ngày 23.2 lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu khảo sát thực tế, lắng nghe khó khăn của các doanh nghiệp điện gió đang đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu, hiện tại tỉnh này đang có nhiều dự án điện gió đang được xây dựng, chấp thuận đầu tư. Trong đó, các dự án điện gió Đông Hải 1, Hòa Bình 1, Hòa Bình 5, Hòa Bình 1 giai đoạn 2, Hòa Bình 1 giai đoạn 3…của các nhà đầu tư:Tập đoàn Phương Bắc, Tập đoàn Kosy, Hacom…đang được thi công.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiểm tra thực tế Nhà máy điện gió Đông Hải 1. Ảnh: Nhật Hồ
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiểm tra thực tế Nhà máy điện gió Đông Hải 1. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Đào Hải Linh, Phó Tổng giám đốc Cty TNHH ĐTXD &TM Phương Anh chủ đầu tư 3 dự án điện gió Hòa Bình 1(2 giai đoạn) và Nhà máy Điện gió Hòa Bình 2 nêu thực trạng: “ Ngoài vướng mắc giải phóng mặt bằng, hiện tại doanh nghiệp gặp khó vì khả năng đấu nối vào đường dây 110KV có thể chậm tiến độ”.

Bạc Liêu có nhiều dự án điện gió ngoài khơi.đang được thi công. Ảnh: Nhật Hồ
Bạc Liêu có nhiều dự án điện gió ngoài khơi.đang được thi công. Ảnh: Nhật Hồ

Đối với dự án điện gió trong bờ, điều khó khăn lớn nhất là vận chuyển các thiết bị “siêu trường, siêu trọng” để thi công. Ông Trần Uy Dũng, Giám đốc Sở Giao thông tỉnh Bạc Liêu nhìn nhận: “ Hiện tại các tuyến đường giao thông ven biển Bạc Liêu chỉ chịu tải tối đa 16 tấn, cầu tối đa 25 tấn, không thể nào đáp ứng để các phương tiện vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng lên đến 160 tấn”. Tập đoàn Kosy, Hacom kiến nghị được vận chuyển bằng đường biển, sau đó tập kết thiết bị tại cửa Nhà Mát, Thành phố Bạc Liêu, hoặc xin luồn để vận chuyển từ biển vào đất liền.

Năng lượng gió đang được Bạc Liêu thu hút đầu tư khá tốt. Ảnh: Nhật Hồ
Năng lượng gió đang được Bạc Liêu thu hút đầu tư khá tốt. Ảnh: Nhật Hồ

Nếu không giải quyết kịp thời câu chuyện vận chuyển thiết bị, giao mặt bằng các công trình điện gió đang được thi công tại Bạc Liêu khó hoàn thành đúng tiến độ theo cam kết.

Sau khi khảo sát, lắng nghe trình bày khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị các ngành có liên quan cùng với chủ đầu tư tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, việc nào vượt thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh để xử lý. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh: “Nhà đầu tư đã chấp nhận bỏ ra hàng chục tỉ đồng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 như thế này mà chúng ta không bàn giao mặt bằng kịp thời, không cùng với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn thì nhà đầu tư nào đến với mình”.

Bạc Liêu hiện có 10 dự án nhà máy điện gió được khởi công trên địa bàn tỉnh, với tổng công suất 562MW với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1 tỉ USD. Cùng với hơn 27 dự án điện gió khác, với tổng công suất hơn 5.000MW đang trình bổ sung quy hoạch điện VIII của quốc gia.

Năm 2020 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 137 “Về việc phát triển năng lượng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Mục tiêu của kế hoạch là cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 9.780MW.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII: Công suất đăng ký điện mặt trời quá lớn

Cường Ngô |

Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời và điện gió hấp dẫn, hiện nay lượng công suất đăng ký của các nhà đầu tư đã vượt xa kết quả tính toán tối ưu mở rộng phát triển nguồn điện đến năm 2030. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến tới việc đầu tư mất cân đối nguồn điện vùng miền.

Điện mặt trời: Không có cơ chế mua giảm giá nên "thừa thì cắt bỏ"

Cường Ngô |

Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ". Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.

Không phát triển ồ ạt điện mặt trời, sẽ cắt giảm hàng tỉ kWh trong năm 2021

Cường Ngô |

Lãnh đạo Trung tâm điều độ hệ thống điện cho biết, trong năm 2021, sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỉ KWh điện mặt trời, điện mặt trời áp mái, trong đó có hơn 500 triệu KWh do vấn đề thừa nguồn vào các thời điểm trưa, quá tải đường dây 500KV.

Tuyệt đối không để xảy ra phát triển ồ ạt điện mặt trời theo phong trào

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời ở nước ta.

Đồng bằng sông Cửu Long: Khi biển là những đồng điện gió

NHẬT HỒ |

Bờ biển các tỉnh ĐBSCL từ Bến Tre cho đến Cà Mau đâu đâu cũng quy hoạch điện gió. Bờ biển bồi, sình lầy ngày nào nay được xem là những cánh đồng điện gió nằm nép mình bên những cánh rừng phòng hộ ven biển. Hàng ngày âm thầm nhả điện để vực dậy miền đất ven biển phía Nam ngày cành vươn xa, trở thành thủ phủ năng lượng của cả nước.

Kinh phí thực hiện việc tăng lương cơ sở từ ngày 1.7 theo dự thảo mới

Phương Minh |

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Nối thông thượng thành để có trải nghiệm mới cho du khách khi đến Huế

Nguyễn Luân |

Việc “nối thông thượng thành” (thuộc di tích Kinh thành Huế) không chỉ giúp người dân, du khách có thêm góc nhìn, trải nghiệm mới khi đến Huế mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản trở nên gần gũi hơn.

Cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép ở TP Quy Nhơn chỉ làm chiếu lệ

Hoài Luân |

Bình Định - Về việc xử lý các công trình xây dựng trái phép tại thung lũng Quy Hòa, lãnh đạo phường Ghềnh Ráng khẳng định đã cưỡng chế xong các trường hợp vi phạm, tuy nhiên thực tế chỉ tháo dỡ qua loa.

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII: Công suất đăng ký điện mặt trời quá lớn

Cường Ngô |

Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời và điện gió hấp dẫn, hiện nay lượng công suất đăng ký của các nhà đầu tư đã vượt xa kết quả tính toán tối ưu mở rộng phát triển nguồn điện đến năm 2030. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến tới việc đầu tư mất cân đối nguồn điện vùng miền.

Điện mặt trời: Không có cơ chế mua giảm giá nên "thừa thì cắt bỏ"

Cường Ngô |

Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ". Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.

Không phát triển ồ ạt điện mặt trời, sẽ cắt giảm hàng tỉ kWh trong năm 2021

Cường Ngô |

Lãnh đạo Trung tâm điều độ hệ thống điện cho biết, trong năm 2021, sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỉ KWh điện mặt trời, điện mặt trời áp mái, trong đó có hơn 500 triệu KWh do vấn đề thừa nguồn vào các thời điểm trưa, quá tải đường dây 500KV.

Tuyệt đối không để xảy ra phát triển ồ ạt điện mặt trời theo phong trào

Ái Vân |

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời ở nước ta.

Đồng bằng sông Cửu Long: Khi biển là những đồng điện gió

NHẬT HỒ |

Bờ biển các tỉnh ĐBSCL từ Bến Tre cho đến Cà Mau đâu đâu cũng quy hoạch điện gió. Bờ biển bồi, sình lầy ngày nào nay được xem là những cánh đồng điện gió nằm nép mình bên những cánh rừng phòng hộ ven biển. Hàng ngày âm thầm nhả điện để vực dậy miền đất ven biển phía Nam ngày cành vươn xa, trở thành thủ phủ năng lượng của cả nước.