Bà tổ nghề làng Gốm Chu Đậu: Rạng danh người phụ nữ Việt Nam

Nguyễn Thảo |

Nổi danh từ thế kỷ 15 khi đưa Gốm Chu đậu rạng danh khắp nơi trên Thế giới, bà Bùi Thị Hý, bà tổ nghề Gốm Chu Đậu, nữ doanh nhân tài hoa đầu tiên của Việt Nam, đã tạo ra những di sản vô cùng to lớn để thế hệ doanh nhân Việt ngày nay tiếp tục phát triển dòng gốm cổ với hàng trăm năm lịch sử, “mang bản sắc Việt tỏa sáng khắp năm châu”.

Người phụ nữ đi trước thời đại

Trong xã hội phong kiến của Thế kỷ 15 khi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ăn sâu vào tiềm thức và cuộc sống của người dân Việt Nam, khi những người phụ nữ thời đại đó chỉ biết “an phận thủ thường” thì bà Bùi Thị Hý đã có những suy nghĩ và hành động mà thời bấy giờ rất hiếm người nào dám nghĩ tới.

Ngay từ thuở nhỏ, doanh nhân Bùi Thị Hý đã là người ham học, ham hiểu biết. Bà không chỉ thông kinh sử, giỏi thơ phú, giỏi vẽ mà còn là người thích võ và trượng nghĩa. Chuyện xưa kể lại trong một lần thi vẽ có ra đề quy định, khi ba tiếng trống dứt, ai vẽ xong trước và đẹp nhất ba con chim thì sẽ được thưởng một con trâu. Kỳ thi này, bà đã giành giải nhất. Nhiều thông tin cũng truyền lại, bà cũng như nữ tiến sĩ Bùi Thị Duệ từng giả trai đi thi khoa bảng. Tuy nhiên, khi thi đến tam trường thì bà bị phát hiện thân phận, nhờ là cháu danh tướng Bùi Quốc Hưng nên không bị phạt nặng nhưng phải về quê.

Bậc danh nhân kỳ tài

Sau khi lấy chồng là ông Đặng Sĩ - một đại gia ở làng Chu Đậu, bà theo chồng về quê ở trang Chu, cùng chồng dựng lò làm nghề chế tác đồ sứ bán cho các thương nhân trong và ngoài nước.

Thông minh, bản lĩnh và nhạy bén, nhận thấy việc buôn bán với nước ngoài thu được nhiều tiền hơn, ông bà đã mang hàng đi nhiều nước để giao thương. Trong một chuyến đi, đoàn thuyền của ông Đặng Sĩ gặp bão và ông chết trên Biển Đông. Trong suốt ba năm chịu tang, nỗi đau mất chồng vẫn không làm tan được ước mơ sáng tạo và để quên đi nỗi đau đó, bà lao vào truyền nghề và làm ra nhiều sản phẩm mới với sức sáng tạo không ngờ.

 
Tượng chân dung bà Bùi Thị Hý, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia và bản sao được thờ ở Nhà Thờ Tổ Công ty CP Gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương)

Gốm Chu Đậu dưới bàn tay tài hoa của bà Bùi Thị Hý có những nét đặc trưng riêng của Chu Đậu và cũng là những nét đặc sắc của người Việt thể hiện ở màu men và họa tiết mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi sản phẩm đều chứa đựng thông điệp nhiều ý nghĩa, mong muốn của người nghệ nhân cho cuộc sống hạnh phúc và thành đạt.

Gốm Chu Đậu đương thời đạt được tinh hoa kỹ thuật cao nhất của Gốm Việt Nam thời bấy giờ, vì vậy đây không phải dòng gốm được sử dụng phổ thông, mà là được sản xuất với chức năng “ngự dụng”, tức là dành cho vua dùng và để xuất khẩu sang các thị trường lớn.

Khâm phục tài năng và ý chí của một người phụ nữ đã ở độ ngoài 40 khi chứng kiến bà một tay gây dựng sản phẩm Gốm tinh hoa hiếm có, một doanh nhân khác ở làng Chu Đậu là Ông Đặng Phúc đã đem lòng quý mến và kết hôn cùng bà. Từ đó bà và ông Đặng Phúc tiếp tục phát triển Gốm Chu đậu lớn mạnh hơn.

Trong tài liệu gia phả của dòng họ Bùi có viết về bà như sau: “Tam phiên vi chủ thương đoàn cập quốc ngoại hoán giao, đặc phẩm”, nghĩa là ba lần bà đi đến các nước để bán những sản phẩm đặc sắc do tay bà làm ra. Nhiều thông tin cho biết thêm, bà Hý biết tiếng Trung, Nhật và phương Tây, còn kết bạn với cháu gái nhà hàng hải nổi tiếng thế kỷ XV của Trung Quốc là Trịnh Hòa.

Di sản văn hóa Việt mãi vang danh

Doanh nhân, nghệ nhân Bùi Thị Hý là người có đầu óc sáng tạo vẽ kỹ thuật, mỹ thuật kỳ tài bậc nhất của gốm Chu Đậu. Bàn tay tài hoa của bà cùng các nghệ nhân đã tạo cho dòng gốm Chu Đậu đạt tới trình độ tuyệt mỹ: Đẹp về dáng, sáng về men, hoa văn trang trí tinh xảo; thể hiện rõ tinh thần từ bi, bác ái của đạo Phật trong tâm hồn và phong cách con người Việt Nam.

Trong một lần làm ra chiếc bình gốm hoa lam, Bà đã phóng bút viết vào sản phẩm “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”. Sản phẩm đó lưu lạc đến tận Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng chính từ chiếc bình đó, nguồn gốc Gốm Chu đậu sau nhiều cơ duyên đã được tìm ra, bắt đầu thời kỳ phục hưng của dòng gốm danh giá này.

 
Bình Hoa lam: Mang dáng tròn tượng trưng cho trời, hình trụ thẳng mang dáng trực tượng trưng cho người quang minh chính đại là trụ cột trong gia đình và xã hội. Lai lịch gốm Chu Đậu được tìm thấy từ bút ký lưu trên bình phát hiện năm 1980 tại Viện bảo tàng Topaki Sarray, Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Gốm sứ Chu Đậu xứng đáng là một báu vật của quốc gia và là niềm tự hào của người Việt Nam, nhận thấy ý nghĩa và giá trị đó của dòng Gốm sứ hàng trăm năm lịch sử này. Năm 2001, Tổng Cty Thương mại Hà Nội - Cty cổ phần (Hapro), thành viên của Tập đoàn BRG đã quyết định thành lập Cty CP Gốm Chu Đậu với sứ mệnh phục hưng dòng gốm cổ Chu Đậu. Với niềm tự hào và trọng trách được tiếp nối nghề truyền thống của Bà Tổ Gốm Chu đậu, Tập đoàn BRG đã ngày đêm trăn trở để tìm ra những hướng đi mới, quyết liệt và táo bạo hơn, kết hợp với bàn tay tài hoa và trí sáng tạo của những nghệ nhân và người thợ làm gốm của Cty CP Gốm Chu Đậu, dòng gốm cổ Chu Đậu đã được phục hưng thành công, tạo ra hàng nghìn sản phẩm, làm sống lại và nâng tầm cao mới của gốm Chu Đậu xưa.

Khát khao được viết tiếp trang sử đầy tự hào của nữ doanh nhân Bùi Thị Hý, ước muốn đưa Gốm Chu Đậu với 469 năm lịch sử và nét riêng không lẫn với các loại gốm khác đi tiếp những bước dài và xa, xứng đáng với giá trị văn hóa lịch sử của Gốm Chu Đậu, Tập đoàn BRG đang gìn giữ, phát triển Gốm Chu Đậu với tất cả tâm huyết và tình yêu dân tộc, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo khách hàng cả trong nước và quốc tế, để Gốm Chu Đậu – một báu vật quốc gia, là niềm tự hào của dân tộc, xứng đáng đại diện cho một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc nhưng luôn mở rộng cánh cửa hợp tác hội nhập quốc tế, giúp đưa hình ảnh Việt Nam được lưu danh ngàn đời sau.

Gốm Chu Đậu như một biểu tượng văn hóa Việt, một tặng phẩm quốc gia, luôn được Chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn làm quà tặng trong các dịp ngoại giao quan trọng cũng như những sự kiện đối ngoại lớn của đất nước như tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, cuộc họp thượng đỉnh vì hòa bình tại Hà Nội…

Với nét độc đáo của sản phẩm cùng những nỗ lực mang đến sức sống mới và phát triển dòng Gốm Chu Đậu cao cấp mang đậm bản sắc văn hóa Việt, sản phẩm Gốm Chu Đậu tự hào được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng 9 chữ vàng“Gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt Nam” và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng 10 chữ vàng “Gốm Chu Đậu – Bản sắc Việt, tỏa sáng năm Châu”.

Nguyễn Thảo
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.