Thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2025:

80% người trưởng thành sẽ có tài khoản giao dịch tại ngân hàng

Hương Nguyễn |

Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đạt được những tiến bộ nổi bật trong thời gian qua. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 bùng phát, việc thanh toán online và mua bán trực tuyến được người tiêu dùng ưa chuộng. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chủ trương quan trọng trong thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Thanh toán online: Nhanh gọn, tiện lợi

Anh Thành (40 tuổi, ở quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) cho biết: “Toàn bộ giao dịch như thanh toán tiền học cho con, phí gửi xe tại chung cư, điện nước... đều thanh toán qua thẻ. Tôi thấy việc thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi, văn minh, đảm bảo riêng tư. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát thì việc chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo an toàn phòng chống dịch”.

Ngay từ đầu năm 2020, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cùng các bộ, ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ đó đã tạo được những chuyển biến rõ nét trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vừa qua, những sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích cùng nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ thiết thực đã tạo thuận lợi và khuyến khích người dân, doanh nghiệp (DN) sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó góp phần hạn chế tiếp xúc, ngăn ngừa sự lây nhiễm dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 94,2 triệu món, giá trị đạt gần 67,5 triệu tỉ đồng… Doanh số thanh toán chi tiêu thẻ nội địa tại kênh thanh toán mới (mPOS, QR, Ecom) có tăng trưởng cao, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh số thanh toán Ecom thẻ nội địa tăng trưởng cao ở mức 81%.

Các ngân hàng liên tiếp tung ra nhiều chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến vừa nhằm hỗ trợ người dân và DN bị ảnh hưởng do COVID-19, vừa khuyến khích người dân, DN sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, tính đến nay, 45/45 ngân hàng đã thực hiện chính sách miễn/giảm phí cho khách hàng đối với các giao dịch giá trị nhỏ từ 2 triệu đồng trở xuống. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau hai đợt giảm phí lên tới khoảng 1.004 tỉ đồng.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chủ trương quan trọng trong thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Mục tiêu đề ra trong chiến lược là phấn đấu tới năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20-25%/năm…

Tại cuộc họp thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2020, đại diện lãnh đạo NHNN cho hay, trong trung hạn, một trong những nội dung trọng tâm được cơ quan điều hành tập trung là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống các tổ chức tín dụng trong nước... Hiện tại, trên thị trường có 6 ngân hàng triển khai mPOS và 11 ngân hàng triển khai QR.

Theo đại diện Vụ Thanh toán, NHNN, đến cuối tháng 8.2020, có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu. Tổng lượng thẻ lưu hành đạt 109 triệu thẻ. Mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả địa bàn tỉnh trên cả nước với 19.541 ATM và 274.539 POS.

Những thành tựu ấn tượng

Bàn về những thành quả trong nỗ lực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN thời gian quan, ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN - nhận định, hành lang pháp lý cho hệ thống thanh toán của nền kinh tế Việt Nam về cơ bản được định hình tương đối đầy đủ, từ thanh toán trong nền kinh tế, thanh toán bù trừ điện tử giữa các ngân hàng, đến thanh toán bán lẻ, đặc biệt là hành lang pháp lý cho phép phát triển các trung gian

thanh toán.

“Điều này cho thấy, NHNN đã có tầm nhìn đối với các định chế cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, chứ không chỉ là hệ thống ngân hàng. Đây là yếu tố quyết định, mở đường cho các hình thức thanh toán, hệ thống thanh toán trong nền kinh tế đa dạng hơn, tiện lợi hơn” - ông Phạm Xuân Hoè nói.

Ngoài ra, hạ tầng thanh toán của Việt Nam đã được xây dựng, kết nối hiệu quả từ NHNN đến các ngân hàng thương mại, hệ thống kho bạc nhà nước và giữa các ngân hàng với nhau. Hạ tầng rất quan trọng là mạng bưu chính viễn thông, cáp quang, công nghệ 3G, 4G và sắp tới là 5G đang được hình thành là nền tảng vững chắc cho thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ ba, bên cạnh hệ thống ngân hàng, NHNN đã cấp phép cho 39 đơn vị trung gian cung ứng dịch vụ thanh toán. Theo đó, các hình thức thanh toán trong nền kinh tế trở nên đa dạng hơn theo xu hướng được điện tử hóa ngày một tiện lợi và dễ dàng cho người dùng như POS, Internet Banking, Mobile Banking... đặc biệt là xu hướng số hóa như ví điện tử, mã QR, các Fintech về thanh toán và tới đây là Mobile Money có thể chia sẻ liên kết giữa các trung gian thanh toán với các ngân hàng, hệ thống các công ty viễn thông.

Do đó, việc thanh toán trở nên đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng với thời gian tính bằng giây cùng mức phí thanh toán được giảm xuống rất thấp, mang lại tiện ích đối với người dân vùng sâu, vùng xa.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.