6 tháng cuối năm: Tiếp tục thực hiện giá thị trường với một số hàng hóa quan trọng

Linh Linh |

Đưa ra dự báo về giá cả thị trường từ nay đến cuối năm, các chuyên gia kinh tế nhận định: Giá cả sẽ có xu hướng tăng, nhưng biến động không lớn. CPI bình quân tiếp tục xu hướng giảm kể cả có sự điều chỉnh của giá các hàng hóa, dịch vụ nhà nước quản lý. Các đơn vị cần tiếp tục chủ động và phối hợp chặt chẽ trong quản lý giá, điều hành giá để giảm nhẹ các rủi ro của áp lực tăng giá.

Thông tin tại hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017” do Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính vừa tổ chức tại Hà Nội.

Giá thực phẩm có thể tăng nhẹ

Đánh giá chung về giá cả thị trường 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Duy Thiện - đại diện Cục Quản lý giá cho biết về cơ bản ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến, kiểm soát tốt lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,15% so với cùng kỳ năm 2016.

Đáng chú ý, theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến – Học viện Tài chính, trong năm 2017, xu hướng CPI các tháng giảm dần từ đầu năm tới tháng 6 đã tạo sự khác biệt so với các năm trước. “Từ tháng 1 đến tháng 6, CPI có xu hướng giảm liên tiếp. Cụ thể, tháng 1, CPI là 0,46; tháng 2 là 0,23, tháng 3 là 0,21, tháng 4 là 0, tháng 5 là -0,53 và tháng 6 là -0,17. Đây là hiện tượng khá bất thường trong năm 2017 so với các năm trước” – ông Tuyến nhận định.

Riêng về giá lương thực, thực phẩm, chuyên gia này cho rằng hiện nay đã giảm khá lớn và sẽ khó có thể giảm mạnh hơn nữa. Bởi lẽ, người chăn nuôi hiện đã thu hẹp sản xuất, do đó cầu sẽ cao hơn cung vào giai đoạn cuối năm, làm cho giá tăng lên. Do đó, dự báo những tháng cuối năm giá thực phẩm sẽ tăng.

Đồng quan điểm, PGS.TS Ngô Trí Long cũng cho rằng dù giá thịt lợn vẫn đang ở vùng giá thấp nhất, với mức giá thịt lợn hơi dao động quanh mức 30.000 – 35.000 đồng/kg thì người chăn nuôi sẽ bị lỗ và sẽ không có hiện tượng tái đàn. Điều này dẫn tới nguồn cung trong thời gian tới sẽ giảm nhiều, do đó xu hướng tăng giá trở lại sẽ là tất yếu.

CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao

Đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá 6 tháng cuối năm là việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng về y tế, giáo dục... Giá xăng dầu thế giới biến động khó lường do những căng thẳng giữa các quốc gia vùng Vịnh. Lương cơ bản của các đối tượng hưởng lương ngân sách tiếp tục được điểu chỉnh tăng từ 1.7.2017. Cùng với đó, giá cả trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi những biến động mang tính thời điểm, thời vụ về cung cầu của các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm do yếu tố thiên tai, môi trường và thời tiết bất lợi. Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và đặc thù thường tăng cao trong dịp tết.

Dẫu vậy, ông Nguyễn Lộc An - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng: “Thị trường hàng hóa 6 tháng cuối năm sẽ khó có biến động lớn. CPI bình quân tiếp tục xu hướng giảm kể cả có sự điều chỉnh của giá các hàng hóa, dịch vụ nhà nước quản lý. CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao là dưới 4%”.

Dưới góc độ chuyên gia, TS Nguyễn Ngọc Tuyến - cho rằng: “Vấn đề khó dự báo nhất là tác động của thị trường thế giới tới Việt Nam. Những tháng tới, dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ không có biến động lớn, khả năng cả năm sẽ tăng khoảng 3%”. PGS.TS Ngô Văn Hiền – Học viện Tài chính cũng dự báo lạm phát không có biến động lớn do giá cả nhiều mặt hàng ổn định, dự báo lạm phát năm 2017 khoảng 2,5% trong điều kiện giá điện chưa tăng, giá xăng dầu giảm nhẹ và giá thực phẩm có thể tăng nhẹ. Tiêu dùng có thể tăng lên vào những tháng cuối năm do tốc độ giảm phát và tín dụng tiêu dùng tăng nhẹ.

Ông Nguyễn Duy Thiện – đại diện Cục Quản lý giá cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung- cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống như: điện, xăng dầu, phân bón, khí hóa lỏng, thuốc bảo vệ thực vật, vaccine, xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh cho người, thóc gạo, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi...

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, để thực hiện tốt mục tiêu tăng giá tiêu dùng 4%, cần xác lập kịch bản giá cho từng mặt hàng trong rổ hàng hóa tính lạm phát (lạm phát cơ bản, y tế, giáo dục, thực phẩm, xăng dầu...). Việc cập nhật thường xuyên thông tin thị trường và kiên trì điều hành giá theo tín hiệu thị trường là những việc đặt ra cho các bộ, ngành và địa phương để thực hiện kiểm soát lạm phát trong năm nay.


 

 

Linh Linh
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Chủ tịch Sacombank không ngoài dự đoán; giá cả thị trường biến động 6 tháng cuối năm

Văn Thắng - Khánh Linh |

Giải Jackpot vô chủ, 38 tỉ được “sung công”; Thấy gì từ cuộc “đại hạ giá” ôtô tại Việt Nam?; 6 tháng cuối năm, giá cả thị trường sẽ biến động ra sao?; Ông Trầm Bê vắng mặt, Chủ tịch Sacombank không ngoài dự đoán; Giám đốc Cty TNHH Đại Nguyên Dương giải thích lý do... “mất tích“... là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua.

6 tháng cuối năm, giá cả thị trường sẽ biến động ra sao?

K.L |

Sáng 30.6, tại hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017”, các chuyên gia cho rằng, xu hướng CPI các tháng giảm dần từ đầu năm tới tháng 6 đã tạo sự khác biệt so với các năm trước. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ không có biến động lớn, khả năng cả năm CPI sẽ tăng khoảng 2,5 – 3% so với tháng 12 năm 2016, CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao là dưới 4%.

6 tháng cuối năm, giá cả thị trường sẽ biến động ra sao?

K.L |

Sáng 30.6, tại hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017”, các chuyên gia cho rằng, xu hướng CPI các tháng giảm dần từ đầu năm tới tháng 6 đã tạo sự khác biệt so với các năm trước. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ không có biến động lớn, khả năng cả năm CPI sẽ tăng khoảng 2,5 – 3% so với tháng 12 năm 2016, CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao là dưới 4%.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kinh tế 24h: Chủ tịch Sacombank không ngoài dự đoán; giá cả thị trường biến động 6 tháng cuối năm

Văn Thắng - Khánh Linh |

Giải Jackpot vô chủ, 38 tỉ được “sung công”; Thấy gì từ cuộc “đại hạ giá” ôtô tại Việt Nam?; 6 tháng cuối năm, giá cả thị trường sẽ biến động ra sao?; Ông Trầm Bê vắng mặt, Chủ tịch Sacombank không ngoài dự đoán; Giám đốc Cty TNHH Đại Nguyên Dương giải thích lý do... “mất tích“... là những tin chính có trong bản tin kinh tế nóng nhất trong 24h qua.

6 tháng cuối năm, giá cả thị trường sẽ biến động ra sao?

K.L |

Sáng 30.6, tại hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017”, các chuyên gia cho rằng, xu hướng CPI các tháng giảm dần từ đầu năm tới tháng 6 đã tạo sự khác biệt so với các năm trước. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ không có biến động lớn, khả năng cả năm CPI sẽ tăng khoảng 2,5 – 3% so với tháng 12 năm 2016, CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao là dưới 4%.

6 tháng cuối năm, giá cả thị trường sẽ biến động ra sao?

K.L |

Sáng 30.6, tại hội thảo “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017”, các chuyên gia cho rằng, xu hướng CPI các tháng giảm dần từ đầu năm tới tháng 6 đã tạo sự khác biệt so với các năm trước. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ không có biến động lớn, khả năng cả năm CPI sẽ tăng khoảng 2,5 – 3% so với tháng 12 năm 2016, CPI bình quân dự kiến đạt mức Quốc hội giao là dưới 4%.