“50% cán bộ đi chơi, ngồi “bói chữ” nhiều hơn là làm”

K.Linh |

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017 sáng 17.5, bài phát biểu của ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa- nhận được nhiều tràng pháo tay hưởng ứng và được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá một trong những phần phát biểu thẳng thắn.
Trong phần phát biểu của mình, ông Đệ cho biết: “Tất cả chúng ta muốn có hiệu quả từ Nghị quyết 35, chúng ta cần tăng cường đội ngũ cán bộ công chức viên chức, trong đó tôi đề nghị trước hết là công tác tổ chức cán bộ. Có thể nói là bây giờ chúng ta đang thừa, theo doanh nhân phải có đến 50% cán bộ đi chơi, ngồi “bói chữ” nhiều hơn là làm. Do vậy tôi đề nghị tránh việc “mua quan bán chức”, mới chọn được người tài, người có năng lực theo tinh thần của Thủ tướng đã nêu"- ông Đệ khẳng định.

Ngoài ra, ông Đệ cũng đề nghị Chính phủ không cho phép “xây bệnh viện tư trong khuôn viên bệnh viện công” nếu không sẽ “giết” chết các bệnh viện tư hiện nay. Ông Đệ đề nghị Chính phủ nên sửa đổi và nên có chính sách khuyến khích nhiều doanh nhân đầu tư vào lĩnh vực này để chia sẻ quá tải cho bệnh viện Nhà nước.

“Nếu lấy tiền nhà nước ra làm, thất thoát càng cao, lợi ích nhóm càng lớn. Nhiều bệnh viện tư nhân đăng ký làm nhưng cấp tỉnh không cho làm và hiện tượng này đang nở như hoa ở nhiều tỉnh thành” – ông Đệ cho biết.

Ông Đệ đề xuất, Chính phủ cần phải tạo cơ chế bình đẳng giữa bệnh viện công và tư, tránh tình trạng “cái gì dễ thì công làm, khó thì đẩy cho tư”; thống nhất quy trình khám chữa bệnh giữa Bộ Y tế và BHXH; khám chữa bệnh cho người nghèo; sửa đổi quy định về thông tuyến khám chữa bệnh;...

Trong đó, ông Đệ lấy dẫn chứng về một dự án mới đây ở Hải Phòng, sau khi doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng xong thì bị “bẻ kèo”, không cho làm nữa. Bản thân ông Đệ phải ở Hải Phòng ba ngày để tìm mọi cách liên hệ với Bí thư, Chủ tịch TP Hải Phòng nhưng không nhận được câu trả lời. Do đó, ông Đệ kiến nghị thẳng thắn về trách nhiệm của địa phương trong việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang quyết liệt nâng cao chất lượng cán bộ. Chính phủ sẽ nghiêm túc xem xét các kiến nghị này của đại diện doanh nghiệp.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Kiến nghị khẩn cấp hạ nhiệt cơn sốt ảo giá đất nền

Tại Hội nghị, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) kiến nghị các giải pháp xử lý những rủi ro tiềm ẩn trong thị trường BĐS như: Giải pháp hạch toán bù trừ trong kinh doanh BĐS ở những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành; cho phép thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng nước ngoài; sửa đổi luật đầu tư kinh doanh.

Ông Châu đề nghị UBND TPHCM cần có giải pháp khẩn cấp hạ nhiệt cơn sốt ảo giá đất nền vùng ven TPHCM, đặc biệt là đất nền tại quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi…; sửa luật kinh doanh BĐS tránh cò đất núp bóng doanh nghiệp kinh doanh, tình trạng quân xanh, quân đỏ trong đấu giá đất; sớm ban hành một số quyết định mới về xử lý vấn đề đất đai doanh nghiệp cổ phần hóa; bảo vệ quyền lợi của người mua nhà…

Ngoài ra, Chủ tịch HoREA đề nghị Chính phủ cho phép các dự án bị Bộ Tài chính đề xuất thanh tra được phép triển khai. Nếu trường hợp có vấn đề sau thanh tra, doanh nghiệp phải nộp nghĩa vụ tài chính bổ sung; nên cho các chủ đầu tư triển khai để đảm bảo thời gian bàn giao cho khách hàng.

Gánh nặng chi phí hành doanh nghiệp

Đáng chú ý, tại Hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Nguyễn Văn Thân đánh giá, thời gian qua, DN còn gặp nhiều khó khăn, gian khổ, trong đó bức xúc nhất là gánh nặng chi phí.

Về chi phí chính thức, kết quả cải cách thủ tục hành chính và thể chế đã giúp giảm nhiều chi phí chính thức, nhất là trong những lĩnh vực như thuế, hải quan, tạo một bước tiến về môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí tuân thủ pháp luật trong một số lĩnh vực còn cao, một số quy định chồng chéo, phức tạp làm tăng thời gian và chi phí cho DN. Chi phí tiếp cận một số dịch vụ công như cấp chứng chỉ hành nghề, trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tiếp cận tín dụng… chưa có sự cải thiện.

Trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp thường xuyên bị kiểm tra như thuế, hải quan, đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy…, DN còn phải chi các khoản không chính thức. Chi phí còn cao khiến giá thành sản phẩm cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.

Về các nguyên nhân, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp, nhưng ông Thân cho rằng, khâu thực thi vẫn là khâu yếu nhất. Một bộ phận cán bộ, công chức vẫn thể hiện sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không hết mà tìm cách bắt lỗi DN, không coi DN là đối tượng phục vụ. Do đó, DN phải "đi đêm", "chung chi", theo tinh thần “của công chia ba, của nhà chia đôi”. DN hiểu một phần lý do là tiền lương của cán bộ, công chức còn thấp, đạo đức công vụ thấp, nên họ phải tìm nguồn thu nhập thêm.

Do đó, ông Thân cho rằng rất cần sự chung tay và thực tâm từ hai phía là cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Cụ thể kiến nghị, với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, đề nghị có giải pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khen thưởng kịp thời các cán bộ công chức có trách nhiệm, nêu cao tinh thần phục vụ doanh nghiệp. Chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, trình Quốc hội Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - đây là đạo luật quan trọng, trong đó đề nghị Quốc hội giao nhiệm vụ cụ thể cho Hiệp hội.

Trong hai năm qua, Chính phủ đã triển khai hàng chục chương trình hỗ trợ DN, nhưng còn thiếu tính liên kết. Hiệp hội đề nghị cần chuyển giao việc thực hiện một số dịch vụ công cho các hiệp hội, qua đó giảm chi phí cho DN, giảm chi tiêu ngân sách nhà nước và nâng cao năng lực của của các hiệp hội. Cuối cùng, nguồn lực trong dân hiện rất lớn, đề nghị có chính sách, giải pháp đột phá để huy động nguồn lực này, tinh thần là vay dân còn hơn đi vay chỗ khác.

K.Linh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều bộ, ngành, địa phương chỉ “giải thích chứ không giải quyết“

K.Linh |

Ngày 17.5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017. Hội nghị có chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp” với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu quy tụ lực lượng doanh nghiệp đông đảo nhất từ trước đến nay.

NSND Tự Long nói về sự xuất hiện của NSND Công Lý ở Táo Quân 2023

Mi Lan |

NSND Công Lý xuất hiện ngắn gọn ở Táo Quân 2023 với 3 câu thoại ngắn.

Hà Nội bình yên, đẹp mơ màng trong sáng mùng 1 Tết

NHÓM PV |

Thời tiết Hà Nội vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão (tức 22.1) lạnh giá khiến người dân xuất hành du Xuân muộn hơn.

Interactive: Sự tích bánh chưng bánh giầy ngày Tết vào đời Vua Hùng nào?

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm các gia đình quây quần đón Tết, cùng nấu các món ăn ngon. Có rất nhiều món ăn đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh giầy, dưa hành... vô cùng hấp dẫn. Tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây của báo Lao Động để thử thách hiểu biết của bạn về các món ăn ngày Tết.

Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Dự báo thời tiết 22.1: Mùng 1 Tết Bắc Bộ mưa vài nơi, ngày nắng tăng nhiệt

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 22.1.2023, miền Bắc sáng sương mù có mưa nhỏ vài nơi, ngày nắng tăng nhiệt với nhiệt độ cao nhất khoảng 20 - 24 độ C. Đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất 15-19 độ C.

Thiêng liêng khoảnh khắc ra đời của những thiên thần nhỏ đêm Giao thừa

Thùy Linh- Đức Mạnh |

Vào đúng thời khắc Giao thừa, những em bé đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023 đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Khoảnh khắc những người mẹ được ôm vào lòng những thiên thần nhỏ mà mình đã "mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày" thật thiêng liêng, tràn đầy hạnh phúc.

Ý nghĩa tục xin chữ ngày đầu năm mới

Đinh Thiện - Tùng Giang |

Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.

Táo Giao thông Chí Trung chia sẻ về áp lực khi Táo Quân 2023 lên sóng

Nhóm PV |

Trò chuyện trong ngày đầu tiên của năm mới, "Táo Giao thông" Chí Trung đã có những chia sẻ về Táo Quân 2023 cũng như hành trình 20 năm anh gắn bó với gia đình Táo.

Nhiều bộ, ngành, địa phương chỉ “giải thích chứ không giải quyết“

K.Linh |

Ngày 17.5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017. Hội nghị có chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp” với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu quy tụ lực lượng doanh nghiệp đông đảo nhất từ trước đến nay.