3 mục tiêu để nâng cao năng suất lao động quốc gia

M.M |

Quy mô nền kinh tế nhỏ; máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu; quá trình dịch chuyển kinh tế chậm; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao… được các chuyên gia xem là những nhân tố “kìm” năng suất lao động của Việt Nam.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, có nhiều nguyên nhân khiến cho năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu như: Quy mô nền kinh tế Việt Nam còn nhỏ; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế; , trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập; quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé…

Còn theo Bộ KHCN đánh giá, mức năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thấp, phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong những khâu sản xuất mang lại giá trị gia tăng thấp bởi chủ yếu là gia công; chủ yếu là thâm dụng lao động, hoạt động chưa hiệu quả… Mặc dù Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các ngành hiện nay đều đang đối mặt với sự thiếu hụt lao động có kỹ năng, có tay nghề và lao động chất lượng cao trong lĩnh vực quan trọng đó là nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ thông tin và kỹ thuật.

Nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, Việt Nam cần phải xây dựng tiềm lực về R&D và tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề  án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” tại các Bộ, ngành, địa phương.

Bộ KHCN cũng chỉ ra rằng, 3 mục tiêu trước mắt Việt Nam cần đạt được là: Thúc đẩy năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển những ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” sẽ được tổ chức tổ chức sáng 7.8.2019 tại Hà Nội. Tại hội nghị, các diễn giả sẽ thẳng thắn nêu cac vấn đề về năng suất lao động và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy để tăng năng suất lao động Việt Nam; mô hình kinh tế mới và các tác động đến năng suất lao động; đào tạo nguồn nhân lực cao đóng góp cho việc nâng cao năng suất lao động quốc gia…

Theo kế hoạch, hội nghị tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, do Bộ KHĐT tổ chức.

M.M
TIN LIÊN QUAN

Tăng năng suất lao động chứ không phải tăng ca để có thêm thu nhập

NAM DƯƠNG |

Trong hai ngày 18 và 19.6, LĐLĐ TPHCM đã tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) với sự tham gia của các cán bộ Công đoàn (CĐ) làm công tác chính sách pháp luật và các doanh nghiệp (DN) có từ 500 lao động trở lên.

Tăng năng suất lao động là đòi hỏi của thời đại

Lê Thanh Phong |

Điều kiện và môi trường làm việc của nhà máy kém thì không thể có năng suất lao động cao, máy móc, dây chuyền công nghệ quá cũ thì công nhân có giỏi cũng không thể làm nhanh thay máy. Doanh nghiệp không đầu tư công nghệ, vẫn chỉ hô “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” như khẩu hiệu, thì không thể có năng suất lao động cao.

Năng suất lao động thấp kìm hãm tăng trưởng GDP

PHONG NGUYỄN |

Sáng 26.9.2018, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) với sự hỗ trợ của Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức Chương trình Đối thoại chính sách “Tăng năng suất lao động cho Việt Nam”.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Tăng năng suất lao động chứ không phải tăng ca để có thêm thu nhập

NAM DƯƠNG |

Trong hai ngày 18 và 19.6, LĐLĐ TPHCM đã tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) với sự tham gia của các cán bộ Công đoàn (CĐ) làm công tác chính sách pháp luật và các doanh nghiệp (DN) có từ 500 lao động trở lên.

Tăng năng suất lao động là đòi hỏi của thời đại

Lê Thanh Phong |

Điều kiện và môi trường làm việc của nhà máy kém thì không thể có năng suất lao động cao, máy móc, dây chuyền công nghệ quá cũ thì công nhân có giỏi cũng không thể làm nhanh thay máy. Doanh nghiệp không đầu tư công nghệ, vẫn chỉ hô “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” như khẩu hiệu, thì không thể có năng suất lao động cao.

Năng suất lao động thấp kìm hãm tăng trưởng GDP

PHONG NGUYỄN |

Sáng 26.9.2018, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) với sự hỗ trợ của Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức Chương trình Đối thoại chính sách “Tăng năng suất lao động cho Việt Nam”.