25 năm đường bay Việt - Pháp: Vietnam Airlines dự kiến chuyên chở 4 triệu lượt khách

LÂM ANH |

Ngày 26.3, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và nhà bảo dưỡng động cơ máy bay Air France Industries KLM Engineering & Maintenance (AFI KLM E&M) ký thoả thuận hợp tác bảo dưỡng động cơ máy bay Boeing 787-9 có trị giá 500 triệu USD (tương đương hơn 11.000 tỉ đồng) tại Trụ sở Quốc hội Pháp, Paris.

Theo đó, AFI KLM E&M sẽ bảo dưỡng 20 động cơ GEnx của Vietnam Airlines trong vòng 12 năm và hỗ trợ cung cấp thêm động cơ dự phòng cho Vietnam Airlines khi cần.

Đây là một trong những sự kiện đánh dấu nỗ lực của Vietnam Airlines trong hành trình hơn 20 năm thực hiện sứ mệnh “cầu nối kinh tế” giữa Châu Âu và Châu Á của hàng không Việt Nam.

Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam và Pháp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó Pháp cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam thiết lập quan hệ toàn diện với EU và ngược lại, Việt Nam sẽ giới thiệu cho Pháp và các nước EU con đường trở thành đối tác với các nước ASEAN.

Trao đổi với Báo Lao Động, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho biết, Vietnam Airlines tự hào là hãng hàng không duy nhất thiết lập đường bay thẳng xuyên suốt 15 năm qua và có đóng góp tích cực, tạo điều kiện mở rộng, thắt chặt giao lưu toàn diện giữa 2 quốc gia.

Ngay từ khi thành lập mới, VNA đã xác định đường bay chiến lược đến Châu Âu, trong đó Pháp là thị trường chiến lược, là cửa ngõ châu Âu và nối vào Bắc Mỹ và cách đây 25 năm, VNA đã thiết lập văn phòng tại Pháp. Ngày 2.7.1994, VNA đã mở đường bay giữa VN và Pháp, thời đó bay bằng Boeing 767 và có 1 điểm dừng tại Dubai. Sau 10 năm, đến khi hiện đại hóa đội tàu bay, có Boeing 777 đầu tiên, VNA đã khánh thành đường bay thẳng non-stop từ Hà Nội/ TP. Hồ Chí Minh đến Paris.

Từ đó, lượng khách đã tăng đột biến. Trong vòng 10 năm đầu (1994 - 2003), khoảng 800.000 lượt khách, 10 năm tiếp theo sau khi kết nối đường bay thẳng, con số đã tăng lên gấp 4 lần, đạt khoảng 3,2 triệu. Năm 2018, VNA dự kiến chuyên chở 4 triệu lượt khách trên đường bay Việt - Pháp trong 25 năm. Đây là cầu nối tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho mở rộng quan hệ đối ngoại, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đầu tư, du lịch.

“Mỗi khi nói đến quan hệ giữa 2 quốc gia, bên cạnh nền tảng chính trị, quan hệ hữu nghị về mọi mặt, còn là cầu hàng không, làm cho cự ly quốc gia ngắn lại. Hãng hàng không quốc gia mang sứ mệnh là sứ giả đầu tiên kết nối chào đón khách, để khách trải nghiệm văn hóa Việt ngay từ trên chuyến bay. An toàn, chất lượng cao nhất, đưa được nét truyền thống đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Vietnam Airlines tự hào là sứ giả kết nối 2 quốc gia” - ông Thành nhấn mạnh.

Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không Việt Nam duy nhất khai thác các chặng bay Việt Nam - Pháp với tần suất 10 chuyến bay mỗi tuần.

Cuối năm 2017, Vietnam Airlines chính thức ký kết liên doanh với Air France, một lần nữa khẳng định mối quan hệ và cam kết chặt chẽ giữa 2 nước. Việc này đã giúp đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách, và nâng cao cầu nối kinh tế giữa 2 quốc gia nói riêng, giữa các nước Đông Nam Á và Châu Âu nói chung.

LÂM ANH
TIN LIÊN QUAN

Hành khách “nghịch” cửa thoát hiểm, chuyến bay từ Nhật đi Đà Nẵng chậm hơn 2h

KH |

Trong quá trình lên máy bay, một nam hành khách tự động mở cửa thoát hiểm 3L khi chưa được hướng dẫn, khiến chuyến bay bị chậm hơn 2 giờ.

Ẩm thực Việt - “điểm chạm văn hóa” đầu tiên cho du khách

LÊ THANH PHONG |

“Tôi luôn tin rằng ẩm thực là một di sản văn hóa, là thứ vừa quen thuộc vừa đa dạng, phản ánh rõ tâm hồn, tính cách và giá trị của mỗi dân tộc” - đó là chia sẻ của Luke Nguyễn - Bếp trưởng, Đại sứ Ẩm thực Toàn cầu của Vietnam Airlines.

Nhận diện các ông lớn ngành giao thông sắp về “siêu uỷ ban” quản lý vốn

Lâm Anh |

Dù Tổng công ty Đường sắt và Vinalines còn có nhiều khó khăn nhưng tất cả các ông lớn ngành giao thông đều có hồ sơ kinh doanh khá đẹp trước khi chuyển phần vốn nhà nước về cho “siêu uỷ ban” quản lý.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hành khách “nghịch” cửa thoát hiểm, chuyến bay từ Nhật đi Đà Nẵng chậm hơn 2h

KH |

Trong quá trình lên máy bay, một nam hành khách tự động mở cửa thoát hiểm 3L khi chưa được hướng dẫn, khiến chuyến bay bị chậm hơn 2 giờ.

Ẩm thực Việt - “điểm chạm văn hóa” đầu tiên cho du khách

LÊ THANH PHONG |

“Tôi luôn tin rằng ẩm thực là một di sản văn hóa, là thứ vừa quen thuộc vừa đa dạng, phản ánh rõ tâm hồn, tính cách và giá trị của mỗi dân tộc” - đó là chia sẻ của Luke Nguyễn - Bếp trưởng, Đại sứ Ẩm thực Toàn cầu của Vietnam Airlines.

Nhận diện các ông lớn ngành giao thông sắp về “siêu uỷ ban” quản lý vốn

Lâm Anh |

Dù Tổng công ty Đường sắt và Vinalines còn có nhiều khó khăn nhưng tất cả các ông lớn ngành giao thông đều có hồ sơ kinh doanh khá đẹp trước khi chuyển phần vốn nhà nước về cho “siêu uỷ ban” quản lý.