12 dự án thua lỗ của ngành công thương: Không có dự án nào phải chờ, chỉ chờ… tiền!

ĐỨC THÀNH |

Ngày 14.7, tại buổi họp báo của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: Bộ Công Thương đã họp với các đơn vị liên quan, thống nhất báo cáo Ban Chỉ đạo Chính phủ xử lý tồn tại, vướng mắc tại 12 dự án thua lỗ. Đồng thời, thực hiện Kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Bộ đang triển khai các bước nhằm xem xét kỷ luật đối với Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa do những sai phạm về cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn 2004 - 2010.

Muốn phá sản, chưa chắc đã xong

Trả lời báo chí về giải pháp xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành, Vụ trưởng Vụ kế hoạch Dương Duy Hưng cho biết, sau khi phân loại có 4 dự án thuộc khối ngành sản xuất phân đạm gồm Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP số 1 và DAP số 2; 3 dự án nhiên liệu sinh học gồm: Ethanol Phú Thọ, Ethanol Dung Quất, Ethanol Bình Phước; 2 dự án sản xuất thép là Thép Việt - Trung, dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên; dự án Xơ sợi polyester Đình Vũ; Cty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất và Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam.

Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn của 12 dự án này do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm trưởng ban đã quyết liệt chỉ đạo và tới nay một số dự án đã có chuyển biến tốt. Đặc biệt là nhóm sản xuất phân bón đã đi vào hoạt động trở lại, có hiệu quả và bước đầu có lợi nhuận.

Hai nhà máy thép có chuyển biến tích cực. Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam đã lên phương án bán đấu giá tài sản và hàng hóa tồn kho...

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ hết sức tập trung thực hiện theo chỉ đạo để theo đúng lộ trình tháng 7 sẽ trình Trưởng ban Chỉ đạo xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xử lý chính thức 12 dự án nêu trên.

Theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Công Thương đã đề xuất cho phá sản hai nhà máy là Ethanol Phú Thọ và Nhà máy đóng tàu Dung Quất. Tuy nhiên, vướng mắc ở đây là hai dự án này Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối. Vì thế việc phá sản không phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan nhà nước mà còn cần phải thống nhất được với các cổ đông.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Thẩm quyền cho phá sản doanh nghiệp không phải thuộc Bộ Công Thương, mà trước hết phải báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo, rồi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nếu được cho phá sản thì phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành”. Như vậy, dù chủ trương cho phá sản các dự án trên được thông qua, nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề phải thống nhất với các cổ đông trước khi Nhà nước có thể thu hồi được một phần tài sản đã đầu tư.

Không có dự án nào phải chờ, chỉ chờ… tiền!

Trước đó, ngày 7.7, trong cuộc họp giữa Bộ Công Thương với đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về hướng xử lý 5 dự án thua lỗ (trong số 12 dự án thua lỗ đã nêu), đại diện PVN đã “cầu cứu” Bộ Công Thương về việc các dự án bị đình trệ, không có tiến triển gì vì khó khăn về dòng tiền. Do chủ trương không tiếp tục rót vốn nhà nước để đầu tư cho các dự án.

Xoay đi xoay lại, xử lý cách nào cũng liên quan đến tiền có yếu tố Nhà nước, trước vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng: “Đây là nội dung mà ngày 13.7 vừa qua tôi dự hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của PVN cũng đã được nghe đề cập, quan điểm của Bộ Công Thương là các dự án cần giải quyết và giải quyết quyết liệt nhưng vẫn phải thực hiện đúng chỉ đạo và nguyên tắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kể cả Ban Chỉ đạo, đó là không tiếp tục rót tiền nhà nước vào các dự án này. Những khó khăn vướng mắc bộ đã có văn bản báo cáo, còn chúng tôi vẫn phải thực hiện đúng theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền”.

Khi Lao Động đặt lại vấn đề: “Như vậy là các dự án trên vẫn phải chờ để có hướng giải quyết?” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: “Không bao giờ có dự án nào phải chờ, cái gì làm được thì làm ngay, còn nếu cần thêm vốn thì rõ ràng lúc đó phải đề xuất, chờ ý kiến của các cấp có thẩm quyền. Hiện Bộ Công Thương và nhất là các Tập đoàn, chủ đầu tư đang rất tích cực giải quyết các tồn đọng đó. Quan trọng nhất là tôn trọng các nguyên tắc mà các cấp, các ngành đã đưa ra”.

Trên thực tế, các dự án trên chỉ có thể thay đổi được nếu tiếp tục có tiền đầu tư, nhưng ngân hàng không dám cho vay khi khả năng thu hồi vốn quá thấp. PVN không thể bảo lãnh vay ngân hàng để hỗ trợ các dự án, bởi liên quan đến vốn nhà nước, càng không thể đưa tiền ngân quỹ ra hỗ trợ. Thiếu tiền, các dự án tiếp tục đắp chiếu, hoặc trì trệ cầm chừng là thực trạng khó khăn hiện nay.

Bộ Công Thương đang xem xét kỷ luật Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Đối với trường hợp Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, ngày 13.7.2017, UBKT T.Ư có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương và công bố sai phạm của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa trong giai đoạn từ tháng 1.2004 - 5.2010, khi bà giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ở Cty CP bóng đèn Điện Quang.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ Công Thương và Chi bộ bà Thoa đang sinh hoạt đang thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo hướng dẫn của UBKT T.Ư và các quy định khác liên quan để thực hiện đúng kết luận của UBKT T.Ư về việc sai phạm của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa là nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật.  Đ.T

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Hai DN “nghìn tỉ” ngành công thương được phép phá sản: Hàng nghìn người lao động sẽ ra sao?

ĐỨC THÀNH - ĐỨC HÓA |

Trong các phương án giải cứu những dự án nghìn tỉ đắp chiếu, mới đây, Bộ Công Thương đã quyết định cho hai doanh nghiệp lớn là Nhà máy đóng tàu Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) và dự án Ethanol Phú Thọ (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được giải thể. Hai nhà máy trên dù đã tiêu hàng nghìn tỉ đồng nhưng không “cứu được”, song vấn đề hiện nay là hàng nghìn công nhân lao động thuộc hai dự án này sẽ ra sao?

Infographic: Điểm mặt 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ của Bộ Công thương

Văn Thắng |

12 dự án, nhà máy thua lỗ của ngành Công thương có tổng mức đầu tư là 63.610 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350 tỷ. Còn lại khoảng 47.000 tỷ đồng (chiếm 75% tổng mức đầu tư) là đi vay, trong đó vay ngân hàng là 41.800 tỷ, vay nước ngoài có bảo lãnh là 6.600 tỷ. Hiện nay các nhà máy, dự án này đang bị “chôn vùi”, không đóng góp được cho nền kinh tế nên cần phải được khơi thông càng sớm càng tốt.

Dòng xe nối nhau trở về Hà Nội, cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ ùn tắc kéo dài

Phương Anh |

Từ chiều đến khuya mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, do lượng lớn các phương tiện đổ dồn về thủ đô sau kỳ nghỉ Tết khiến cho giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ liên tục ùn tắc kéo dài hàng cây số.

Thiên đường của loài mèo

Thanh Hà |

Trong thành phố cổ từng do các sultan và hoàng đế cai trị, đế vương thực sự là những con mèo khiêm nhường đang lang thang khắp mọi hang cùng, ngõ hẻm.

Quảng Ninh: Khởi đầu cho mục tiêu 12,5 triệu khách du lịch năm 2023

Đoàn Hưng |

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhờ dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và thời tiết thuận lợi, các điểm đến của Quảng Ninh tiếp tục ghi nhận lượng khách tăng mạnh.

Áp lực lạm phát đè nặng trong năm 2023

Hương Nguyễn |

Bài toán lạm phát tiếp tục là câu chuyện khó đối với những nhà điều hành chính sách tiền tệ. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định gì về lạm phát trong năm 2023.

Chưa hết Tết, giao thông cửa ngõ Thủ đô đã căng thẳng

Nhóm PV |

Ngày 25.1 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng lượng người đổ về trung tâm Hà Nội tăng đột biến khiến các cửa ngõ nhiều điểm ùn tắc cục bộ.

Áp lực việc nhà ngày Tết: Chị em phụ nữ cần được san sẻ

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, để giảm bớt gánh nặng việc nhà trong ngày Tết, chị em phụ nữ không nên tạo áp lực nặng nề cho mình, tích cực làm việc nhưng cũng cần biết tự giải phóng bản thân. Đồng thời, mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia tổ chức sinh hoạt trong những ngày tết chứ không phải riêng gì chị em phụ nữ.

Hai DN “nghìn tỉ” ngành công thương được phép phá sản: Hàng nghìn người lao động sẽ ra sao?

ĐỨC THÀNH - ĐỨC HÓA |

Trong các phương án giải cứu những dự án nghìn tỉ đắp chiếu, mới đây, Bộ Công Thương đã quyết định cho hai doanh nghiệp lớn là Nhà máy đóng tàu Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) và dự án Ethanol Phú Thọ (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được giải thể. Hai nhà máy trên dù đã tiêu hàng nghìn tỉ đồng nhưng không “cứu được”, song vấn đề hiện nay là hàng nghìn công nhân lao động thuộc hai dự án này sẽ ra sao?

Infographic: Điểm mặt 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ của Bộ Công thương

Văn Thắng |

12 dự án, nhà máy thua lỗ của ngành Công thương có tổng mức đầu tư là 63.610 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350 tỷ. Còn lại khoảng 47.000 tỷ đồng (chiếm 75% tổng mức đầu tư) là đi vay, trong đó vay ngân hàng là 41.800 tỷ, vay nước ngoài có bảo lãnh là 6.600 tỷ. Hiện nay các nhà máy, dự án này đang bị “chôn vùi”, không đóng góp được cho nền kinh tế nên cần phải được khơi thông càng sớm càng tốt.