"1 đồng chia 7 người" và nỗi trăn trở của xóm lò gạch cũ ở Cần Thơ

HỒ THẢO |

Cần Thơ - Ở xóm lò gạch cũ, tiền công mỗi viên gạch thành phẩm của những phu gạch được chia ra cho cả đội 7 người. Thu nhập bữa có bữa không, vì cuộc sống mưu sinh, họ cố bám víu lấy nghề, dẫu biết thời hoàng kim chỉ là ký ức khi làng nghề đang dần mai một.

Sức người đua với sức máy

Thăm xóm lò gạch ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ giữa buổi trưa nắng, chúng tôi bắt gặp những phu gạch đang tất bật làm việc. Đa số họ là phụ nữ và người lớn tuổi. Người nào nước da cũng đen nhẻm vì cháy nắng, mang trên người những bộ đồ lấm lem bùn đất.

Lân la hỏi chuyện mới biết, mỗi đội làm gạch phải có 7 người, mỗi người người làm một công đoạn từ nhào đất, đến bỏ đất vào khuôn ép ra những viên gạch ướt, sau đó đem phơi gạch và cuối cùng là bỏ vào lò hầm từ 30 đến 45 ngày, mới có những viên gạch đỏ hồng thường thấy.

 
Những phu gạch ở "xóm lò cũ" quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, nơi "sức người đua với sức máy".

Giữa cái nắng gắt, bà Trần Thị Kim Châu (63 tuổi), người phụ thân hình nhỏ nhắn, gương mặt ướt đẫm mồ hôi nhễ nhại, đi chân trần đang đẩy liên tục chiếc xe chứa đầy những viên gạch đem phơi nắng, cho kịp với chiếc khuôn ép gạch chạy bằng máy. Khi chiếc máy ép gạch tạm dừng để đổ nhiên liệu, chúng tôi mới có cơ hội trò chuyện.

Bà Châu cho biết, công việc làm gạch ở đây ăn theo sản phẩm, mỗi viên gạch làm ra được trả công 100 đồng chia cho cả đội 7 người. Bình quân một người thu nhập từ 80.000 đến 100.000 đồng/ngày, nhưng bữa có bữa không. Một bữa làm hai ba bữa nghỉ. “Ở cái xóm làm nghề này, dân làm gạch tụi tôi ai cũng trên 40 tuổi hết rồi. Nên muốn xin việc khác đâu ai thuê mướn, tôi còn làm ngày nào hay ngày đó”, bà Châu phân trần.

Làm việc dưới trời nắng cháy da nhưng những phu gạch vẫn cười nói vui vẻ. Vì có làm nghĩa là ngày hôm đó có thu nhập. Khi bầu trời bỗng sụp nắng, kéo mây đen, gương mặt của những người thợ bắt đầu biến sắc, lộ rõ sự lo lắng. Anh Nguyễn Văn Tuấn tắt vội máy ép đất, còn mẻ nguyên liệu dang dở chia sẻ: “Chúng tôi làm nghề này còn phải phụ thuộc vào ông trời. Ngày nào mưa thì cũng không làm được, ngày đó coi như đói”.

Chị Trần Thị Phil (35 tuổi) chia sẻ, hiện nay người trẻ ít ai chịu làm nghề này do cực quá mà thu nhập không ổn định. Lúc chị còn nhỏ, ba mẹ chị đã làm thuê cho chủ lò gạch. Khi lớn lên, chị Phil cũng theo nghề. “Cũng có lúc muốn bỏ do thu nhập bấp bênh. Tôi cũng có xin vào công ty làm thử, nhưng do làm nghề gạch từ nhỏ đến khi vào công ty không thích nghi được môi trường công nghiệp, lại phải về lại bám víu lấy nghề”, chị Phil bộc bạch.

 
Mỗi một viên gạch phơi như thế này được trả công 100 đồng, chia cho 7 người.

Tương lai dần mai một

Theo ông Lê Xuân Thắng (63 tuổi) - chủ lò gạch cho biết, thời kỳ hoàng kim nhất của nghề làm gạch truyền thống khoảng những năm 2000 trở về trước. Thời gian đó, cơ sở của ông có 5 lò hầm gạch ngày đêm đỏ lửa, nhân công vài chục người hoạt động liên tục. Theo ông Thắng, hiện nay thị trường gạch truyền thống chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ gạch xây dựng công nghiệp. Về mẫu mã hiện đại, giá cả cũng cạnh tranh hơn nên gạch truyền thống dần mất thị trường.

"Chúng tôi dù muốn cũng không thể duy trì tiếp số lượng lò hầm gạch hay nhân công như trước đây. Dẫu biết giảm lò ảnh hưởng đến thu nhập của họ, nhưng tiếp tục thì chúng tôi lỗ vốn", ông Thắng chia sẻ.

Một chủ lò khác, ông Nguyễn Văn Nghĩa (64 tuổi) thở dài cho biết đang ngưng thêm một lò hầm gạch, do hiện tại muốn duy trì làm nghề cũng khó. Ở Cần Thơ đang thiếu đất sét để làm gạch nên phải mua nguyên liệu từ Vĩnh Long chở sang, khiến chi phí nguyên liệu tăng cao. Hơn nữa, giá trấu để đốt lò cũng đang tăng, trong khi giá gạch lại không tăng được.

Theo ông Nghĩa, thị trường gạch truyền thống ngày càng eo hẹp, trong khi các công trình xây dựng giờ sử dụng gạch hầm lò công nghệ ngày một nhiều. "Tôi làm nghề này hơn 30 năm, không ngờ đến một ngày nhìn lại thấy những lò gạch lạnh tanh, loe hoe vài công nhân như thế này", ông Nghĩa buồn bã.

Ông Trần Vũ Hùng - Trưởng phòng Kinh tế quận Cái Răng - cho biết, hiện nay khu vực xóm lò gạch thuộc phường Phú Thứ đã vào dự án quy hoạch của thành phố. Thời gian tới, khi UBND thành phố khi có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án thì những hộ dân là chủ lò gạch và người lao động lâu năm tại đây sẽ được hưởng chính sách chuyển đổi nghề và cấp tái định cư theo quy định của nhà nước.

HỒ THẢO
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ: Dân Xóm Chài hối hả kiếm sống theo con nước đổi màu

Quang Trường |

Cần Thơ - Đến hẹn lại lên, hằng năm vào những ngày giữa tháng 6, dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về đỏ ngầu phù sa, báo hiệu mùa khai thác cá, tôm bắt đầu. Thời điểm này, người dân Xóm Chài sống cặp sông Cần Thơ đã tận dụng câu, lưới để đánh bắt thủy sản mưu sinh.

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Những đôi tay điêu luyện tại làng nghề hơn 2 thế kỷ ở Cần Thơ

HỒ THẢO - YẾN PHƯƠNG |

Những bàn tay khéo léo của những người thợ ở Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) đã tạo thêm nét truyền thống đặc sắc cho làng nghề Nam Bộ, bởi sự có mặt lâu đời tận hơn 2 thế kỷ qua.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cần Thơ: Dân Xóm Chài hối hả kiếm sống theo con nước đổi màu

Quang Trường |

Cần Thơ - Đến hẹn lại lên, hằng năm vào những ngày giữa tháng 6, dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về đỏ ngầu phù sa, báo hiệu mùa khai thác cá, tôm bắt đầu. Thời điểm này, người dân Xóm Chài sống cặp sông Cần Thơ đã tận dụng câu, lưới để đánh bắt thủy sản mưu sinh.

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Những đôi tay điêu luyện tại làng nghề hơn 2 thế kỷ ở Cần Thơ

HỒ THẢO - YẾN PHƯƠNG |

Những bàn tay khéo léo của những người thợ ở Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (Thốt Nốt, Cần Thơ) đã tạo thêm nét truyền thống đặc sắc cho làng nghề Nam Bộ, bởi sự có mặt lâu đời tận hơn 2 thế kỷ qua.