Xung đột Nga - Ukraine gây tăng giá xăng dầu, thiết bị y tế đến tiêu dùng

Cường Ngô |

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế… đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước. Các doanh nghiệp cần chú ý theo dõi sát diễn biến của thị trường để có những điều chỉnh hợp lý.

Những rủi ro cho thương mại Việt Nam từ cuộc xung đột Nga - Ukraine

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine tới thương mại, đầu tư của hai nước này với Việt Nam là có. Bởi, xung đột này là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thị trường của một số mặt hàng, như khí đốt, dầu mỏ, lúa mì...

Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho Nga có thể khiến việc hợp tác về thương mại và đầu tư với Nga gặp khó khăn. Trong đó, trường hợp áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh và toàn diện về tài chính sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại song phương Việt - Nga, chủ yếu ở khâu thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng tiền thanh toán là Euro.

Bà Nguyễn Hoài Thu - Giám đốc Điều hành Khối Đầu tư Chứng khoán và Trái phiếu của VinaCapital cho rằng, rủi ro vĩ mô thế giới cũng ảnh hưởng gián tiếp đà phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam.

Rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lạm phát. Ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản. Qua đó, trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.

Ở phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế bao gồm cả đầu tư công chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường.

Các công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp có thể bao gồm các doanh nghiệp lệ thuộc vào giá hàng hóa cơ bản làm nguyên liệu đầu vào nhưng không có khả năng tăng giá bán bù lại chi phí nguyên liệu/vận chuyển tăng cao. Rất nhiều doanh nghiệp này là những doanh nghiệp thuần túy xuất khẩu.

Giá cả hàng hoá leo thang do COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine. Ảnh AT
Giá cả hàng hoá leo thang do xung đột vũ trang tại Ukraine. Ảnh AT

Theo số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỉ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản).

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Liên bang Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỉ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỉ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga). Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỉ USD trong năm 2021.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ukraine hay Nga chỉ vào khoảng 7,6 tỉ USD, chiếm khoảng 1,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2021.

Giao thương với Nga - Ukraine, Bộ Công Thương khuyến cáo

Trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine, ông Tạ Hoàng Linh cho biết - đã có khuyến cáo tới các hiệp hội và doanh nghiệp lưu ý về khả năng hàng hóa bị chậm trễ trong việc giao nhận do phải chờ thông quan nhiều ngày, dẫn đến rủi ro trong khâu thanh toán.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi giao kết hợp đồng.

Với các doanh nghiệp đang làm ăn tại Nga và Ukraine, nếu gặp khó khăn thì cần chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng như Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại hai nước để tìm hướng tháo gỡ.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương cũng vừa ban hành công điện khẩn gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine.

Bộ này khẳng định, xung đột vũ trang tại Ukraine đã làm giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế… đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục QLTT chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, phối hợp tiến hành kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường để thu lời bất chính.

Báo cáo Bộ về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine"- Bộ Công Thương chỉ đạo.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Xung đột Nga - Ukraine và dịch COVID-19: Bộ Công Thương ra chỉ đạo khẩn

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa ban hành công điện khẩn gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine.

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina, ít nhất 240 người dân thiệt mạng

Phương Thảo |

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina khiến ít nhất 240 người dân thiệt mạng;  Biến chủng Omicron BA.2 không nặng hơn so với biến thể gốc; Trung Quốc phát hiện mỏ lithium khổng lồ...

Giá vàng tăng thần sầu 100 USD/ounce sau xung đột Nga - Ukraine

Đức Mạnh |

Sau cú sốc ban đầu về cuộc tiến công toàn diện của Nga vào Ukraine, giá vàng đã dần hạ nhiệt xuống dưới mốc 1.900 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn đang cảnh báo về sự biến động mạnh sắp tới đối với kim loại quý này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xung đột Nga - Ukraine và dịch COVID-19: Bộ Công Thương ra chỉ đạo khẩn

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa ban hành công điện khẩn gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine.

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina, ít nhất 240 người dân thiệt mạng

Phương Thảo |

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina khiến ít nhất 240 người dân thiệt mạng;  Biến chủng Omicron BA.2 không nặng hơn so với biến thể gốc; Trung Quốc phát hiện mỏ lithium khổng lồ...

Giá vàng tăng thần sầu 100 USD/ounce sau xung đột Nga - Ukraine

Đức Mạnh |

Sau cú sốc ban đầu về cuộc tiến công toàn diện của Nga vào Ukraine, giá vàng đã dần hạ nhiệt xuống dưới mốc 1.900 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn đang cảnh báo về sự biến động mạnh sắp tới đối với kim loại quý này.