Xuất khẩu thủy sản đi Trung Quốc có dấu hiệu tăng trở lại

Phong Nguyễn |

Nhiều chuyên gia thương mại dự báo, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là mặt hàng tôm và cá tra sang thị trường Trung Quốc có thể bật tăng trở lại sau dịch COVID-19. Do đó, cần sẵn sàng nguồn hàng.

Cá tra và tôm-sản phẩm xuất khẩu chủ lực sau dịch COVID-19

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, mặc dù đang trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, nhưng từ tháng 2.2020, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đã khởi động trở lại, hoạt động xuất khẩu đang dần trở lại bình thường.

“Chỉ trong nửa đầu tháng 3.2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đã gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng 2.2020 trước đó. Nếu tốc độ xuất khẩu tăng như dự đoán, một số doanh nghiệp các tra tự tin nhận định rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40-50%” – thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết.

Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang xoay quanh mức trên dưới 18.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng đã bắt đầu ổn định dần trong 2 tháng trở lại đây.

Trong tháng 4.2020, có thể tại một số thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá tra vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái do hoạt động vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn, nhưng những động thái khởi sắc từ một số thị trường lớn giúp cho các doanh nghiệp có thể nhận ra những tích cực trong thời gian tới đây.

Tôm và cá tra là 2 mặt hàng thủy sản chiến lược xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tôm và cá tra là 2 mặt hàng thủy sản chiến lược xuất khẩu sang Trung Quốc.

Chủ động nguồn hàng để xuất khẩu ngay sau khi hết dịch

“Tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã có kết quả tích cực, các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Do đó, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là tôm sẽ tăng mạnh sau khi các nước khôi phục các hoạt động sản xuất như trước khi có dịch” – ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký VASEP cho biết.

Dù mặt hàng tôm xuất khẩu ở các thị trường chủ lực đang biến động, nếu người nuôi tôm cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cầm cự này bằng cách duy trì nuôi ở mức độ nào đó, để cầm cự đến tháng 6-7.2020 khi thị trường hồi phục, thì ngành tôm vẫn có nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, bù đắp sụt giảm những tháng đầu năm.

Sở Công Thương tỉnh An Giang nhận định: Thủy sản đông lạnh là một trong những mặt hàng chịu ảnh hưởng mạnh của COVID-19, các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu vào Trung Quốc đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, xuất khẩu quý 1.2020 vẫn khá, ước đạt 29.498 tấn, tương đương 71,12 triệu USD, tăng 1,72% về lượng và tăng 2,18% về kim ngạch (trong đó cá tra, basa đạt 28.336 tấn, tương đương 68,28 triệu USD, tăng 0,45% về lượng và tăng 0,11% về kim ngạch).

Theo chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng, hiện tại tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc đã bước đầu được khống chế, nếu Việt Nam khống chế được dịch COVID-19 trong quý 2 để bắt đầu quý 3 và quý 4 khôi phục lại hoạt động sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, thì đây là "giai đoạn vàng" để Việt Nam đẩy mạnh cả số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu, bởi nhu cầu nhập khẩu nông sản, trong đó có mặt hàng thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng cao.

VASEP cũng cho rằng, mặc dù rất khó dự đoán về diễn biến tiếp theo của dịch COVD-19, nhưng sau đợt dịch này, dự kiến nhu cầu thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng vì nguồn cung thịt gà, thịt lợn giảm’ – ông Nguyễn Hoài Nam nhận định.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nỗ lực cầm cự vượt "bão" COVID-19

Khánh Vũ |

Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải cầm cự khắc phục khó khăn, cố giữ thu nhập cho người lao động.

An Giang: Hàng ngàn lao động ngành thủy sản, giao thông bị ảnh hưởng

Lục Tùng |

Có hàng ngàn lao động ở An Giang, nhất là lao động trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu và giao thông vận tải bị ảnh hưởng thu nhập, việc làm do tác động từ dịch COVID-19.

Thủy sản Cà Mau tìm cách kéo giảm thiệt hại do tác động của dịch Corona

NHẬT HỒ |

Sau nông sản, thủy sản cũng bắt đầu chịu tác động vì dịch cúm qua đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. Các tỉnh nuôi trồng, chế biến thủy sản lớn khu vực phía Nam bắt đầu tìm giải pháp ứng phó hiệu ứng này.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nỗ lực cầm cự vượt "bão" COVID-19

Khánh Vũ |

Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải cầm cự khắc phục khó khăn, cố giữ thu nhập cho người lao động.

An Giang: Hàng ngàn lao động ngành thủy sản, giao thông bị ảnh hưởng

Lục Tùng |

Có hàng ngàn lao động ở An Giang, nhất là lao động trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu và giao thông vận tải bị ảnh hưởng thu nhập, việc làm do tác động từ dịch COVID-19.

Thủy sản Cà Mau tìm cách kéo giảm thiệt hại do tác động của dịch Corona

NHẬT HỒ |

Sau nông sản, thủy sản cũng bắt đầu chịu tác động vì dịch cúm qua đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. Các tỉnh nuôi trồng, chế biến thủy sản lớn khu vực phía Nam bắt đầu tìm giải pháp ứng phó hiệu ứng này.