Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Không để mạo danh vùng trồng

Vũ Long (thực hiện) |

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) thông tin với PV Lao Động về việc xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Xin ông cho biết tiềm năng của xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc ra sao?

- Ông Hoàng Trung: Trong thời gian tới, kỳ vọng xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường Trung Quốc là rất lớn. Muốn làm được điều này, cần đặc biệt thực hiện những khuyến cáo, khuyến nghị của Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp cần khắc phục trong thời gian tới. Chúng tôi đã có kế hoạch rất chu đáo để tới đây khi Trung Quốc tiếp tục cùng với cơ quan kiểm dịch Việt Nam tiến hành các đợt kiểm tra trực tuyến đánh giá lại các cơ sở đóng gói cũng như các vùng trồng để đáp ứng được các yêu cầu của họ.

Trong thời gian qua, có thông tin cho rằng có tình trạng mạo danh mã số vùng trồng đối với một số loại trái cây xuất khẩu. Với trái sầu riêng có xảy ra tình trạng này không, thưa ông?

- Ông Hoàng Trung: Có thể khẳng định, cho đến thời điểm này, chưa có một doanh nghiệp nào dám mạo danh. Họ đang chỉ mong muốn được sự ủy quyền của chủ sở hữu các mã số vùng trồng, các doanh nghiệp chưa dám mạo danh in ấn các mã số đó vào các bao bì để phục vụ cho mục đích xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.

Vậy, để kiểm soát tình trạng mạo danh này, cần các giải pháp nào?

- Chúng tôi đã chỉ đạo hệ thống kiểm dịch thực vật của tất cả các cửa khẩu, chỉ bao giờ có sự hướng dẫn cụ thể của Cục Bảo vệ thực vật và thông báo chính thức các mã số mà phía Trung Quốc đã phê duyệt thì mới cấp phép. Căn cứ vào các mã số đã được cấp, cộng với các văn bản ủy quyền, đồng thời căn cứ sản lượng cho từng mã số vùng trồng thì có thể để trừ lùi và kiểm soát được tình trạng mạo danh, ví dụ: Tổng sản lượng trên một mã số để tránh trường hợp trong một mã số đáng lẽ chỉ dùng khoảng 20 nghìn tấn mà lại xuất đi khoảng 30-40 nghìn tấn. Đây là vấn đề không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, với hệ thống kiểm dịch hiện đại và với cách thức kiểm soát hiện nay thì hoàn toàn có thể kiểm soát được, bảo đảm các quyền lợi của chủ sở hữu các mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói.

Như vậy, tới đây, sẽ không chấp nhận một số doanh  nghiệp xuất khẩu có giấy tờ chứng nhận mã số vùng trồng nhưng chưa có sự ủy quyền từ phía hợp tác xã?

- Chúng tôi đã yêu cầu cơ quan kiểm dịch không chấp nhận hồ sơ đăng ký đó và kiểm tra lại các mã số mà doanh nghiệp được cấp, nói rằng đã có ủy quyền nhưng chưa có văn bản. Khi không có văn bản thì Cục Bảo vệ thực vật không cho phép các cơ quan kiểm dịch thực vật cấp phép cho các hồ sơ đó để làm thủ tục kiểm dịch thực vật.

Bên cạnh đó, hiện nay Cục Bảo vệ thực vật và các địa phương, đặc biệt là Bộ NNPTNT đang làm rất bài bản, bảo đảm khi tất cả các doanh nghiệp và các cơ sở đóng gói vùng trồng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thì lúc đó mới được phép xuất khẩu. Để chuẩn bị tốt thì ít nhất khoảng 1 tuần nữa thì mới có thể chuẩn bị xong các bước để phục vụ xuất khẩu (gồm hồ sơ, thu mua, đóng gói, in các mã số vùng trồng vào bao bì để đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc...). Sang đầu tuần tới, chắc chắn sẽ có những lô sầu riêng xuất khẩu (chính ngạch – PV) sang Trung Quốc.

Để giữ thị trường, bà con nông dân và các doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

- Mở cửa thị trường đã là một quá trình khó khăn của cơ quan chuyên môn của Bộ NNPTNT cũng như sự nỗ lực của các địa phương phối hợp thực hiện. Nhưng việc giữ được thị trường này phải cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa và cần tiếp tục tuân thủ đầy đủ các quy định tại Nghị định thư đã ký kết. Các doanh nghiệp và bà con nông dân phải thấy đây là trách nhiệm của mình, mã số của mình và quyền sử dụng của mình, cần tuân thủ theo các hướng dẫn, yêu cầu của các cơ quan chuyên môn để duy trì được mã số vùng trồng đó, đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật theo Nghị định thư đã ký kết, không phải của một vụ mà còn nhiều mùa vụ tiếp theo. Có như vậy mới duy trì được thị trường và mở rộng thêm được thị phần.

Không chỉ để xuất khẩu, thị trường nội địa với 98 triệu người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng. Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cần áp dụng đối với thị trường trong nước, đúng không, thưa ông?

- Đúng như vậy. Việc xây dựng các mã số vùng trồng không phân biệt cho nội tiêu hay xuất khẩu, mà thậm chí ngược lại, xây dựng các mã số vùng trồng là để đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, trước mắt là phục vụ nội tiêu trước rồi mới đến xuất khẩu. Cục Bảo vệ thực vật và các cục liên quan của Bộ NNPTNT sẽ thực hiện một cách bài bản trong thời gian tới, đảm bảo rằng, các mã số đã cấp một cách đồng bộ sẽ phục vụ cho cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, không phân biệt giữa xuất khẩu và nội tiêu.

Cần khẳng định việc đánh giá và cấp các mã số vùng trồng là phải theo các yêu cầu của nước nhập khẩu, mỗi nước nhập khẩu sẽ có các quy định khác nhau: Cũng mã số vùng trồng đó, nhưng khi hàng hóa đó vào thị trường nào sẽ theo tiêu chí của thị trường đó. Các vấn đề khác như các đối tượng sinh vật gây hại, dư lượng, hồ sơ nhật ký… cũng đều khác nhau. Những vấn đề này thay đổi liên tục tùy thuộc vào từng thị trường, khác với việc đánh giá và cấp mã số vùng trồng trong nội địa.

Xin cảm ơn ông!

Vũ Long (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Siết quản lý để xuất khẩu chính ngạch sầu riêng bền vững sang Trung Quốc

Vũ Long |

Sau khi được cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói, trái sầu riêng của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Sầu riêng của Việt Nam được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cấp mã

Vũ Long |

Sầu riêng Việt Nam được phía Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hải quan Trung Quốc đã cấp mã số xuất khẩu cho sầu riêng Việt Nam

Vũ Long |

Hải quan Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt cho sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang nước này.

Xu hướng kỳ lạ của livestreamer ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Livestreamer Trung Quốc đang đổ xô ra ngoài để phát trực tiếp vào ban đêm để nhận được thêm nhiều tiền ủng hộ.

Bất lực với đàn trâu hoang tấn công người, phá rừng mới trồng

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Đàn trâu hoang thường đi kiếm ăn vào ban đêm, và phá nát các khoảnh rừng mới trồng. Công nhân tổ chức xua đuổi, thì đàn trâu quây thành đàn tấn công, khiến ai cũng khiếp đảm.

Hieuthuhai bị lột đồ và những chiêu trò câu view của gameshow Việt

Huyền chi |

Việc Hieuthuhai bị lột đồ trên show "2 ngày 1 đêm" gây tranh cãi. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các chương trình thực tế bị khán giả phản ứng.

Ngư dân Mũi Né câu được nhiều cá thu dài gần 1m cập bờ, bán tiền triệu

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Mỗi chiều, ghe đi câu cá thu cập bờ ở phường Mũi Né, TP.Phan Thiết với những con cá thu to và dài gần 1m sau gần nửa ngày vươn khơi. Tùy hôm, có ngư dân câu được 2-3 con cá thu với tổng trọng lượng từ 15-20kg và bán, thu về tiền triệu mỗi ngày, giúp cuộc sống ngư dân ổn định.

Công nhân đi làm cầm chừng khi bị giãn việc

Minh Hương |

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhiều công nhân thời điểm này chỉ đi làm cầm chừng, thậm chí chưa quay trở lại sau Tết.

Siết quản lý để xuất khẩu chính ngạch sầu riêng bền vững sang Trung Quốc

Vũ Long |

Sau khi được cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói, trái sầu riêng của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Sầu riêng của Việt Nam được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cấp mã

Vũ Long |

Sầu riêng Việt Nam được phía Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hải quan Trung Quốc đã cấp mã số xuất khẩu cho sầu riêng Việt Nam

Vũ Long |

Hải quan Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt cho sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang nước này.