Xuất khẩu gỗ "giảm tốc" tại nhiều thị trường lớn

Vũ Long |

Xuất khẩu gỗ đang có dấu hiệu giảm tốc ở một số thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu... Xuất khẩu gỗ gặp không ít thách thức trong những tháng cuối năm.

Xuất khẩu gỗ đang “giảm tốc” tại các thị trường lớn

Theo báo cáo "Biến động về thị trường xuất khẩu của ngành gỗ: Từ góc nhìn doanh nghiệp" do nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và tổ chức Forest Trends cho biết, tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp trong ngành gỗ, thời gian vừa qua cung - cầu gỗ nguyên liệu và các mặt hàng gỗ trên thế giới đặc biệt tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU có nhiều biến động.

Các nguyên nhân gây ra các biến động này bao gồm đại dịch COVID-19 và gần đây là xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát cao ở nhiều quốc gia. Chi phí sản xuất, vận chuyển và sinh hoạt trở nên đắt đỏ. Cầu tiêu dùng đặc biệt đối với các nhóm hàng hoá không thiết yếu giảm. Với độ hội nhập sâu và rộng với thị trường thế giới, ngành gỗ Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp của các biến động này, đặc biệt trên phương diện suy giảm xuất khẩu ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Châu Âu (EU) và Anh.

TS Tô Xuân Phúc – chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends nhấn mạnh: Thông tin từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cho thấy, thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU đang lạm phát và trải qua sự sụt giảm về nhu cầu dẫn đến đơn hàng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng “dầu sôi trên chảo” khi đơn hàng xuất khẩu cũ đang cạn dần nhưng đơn hàng mới chưa ký kết.

Bà Trần Thị Thanh Trang - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sao Nam, chia sẻ: Tại các quốc gia tiêu thụ sản phẩm chính của công ty là Mỹ, Australia và Nhật Bản, Mỹ là thị trường giảm mạnh nhất, tới 30-40%. Đơn hàng hiện nay chỉ đủ sản xuất thêm 1-2 tháng, trong khi đơn hàng cho năm mới vẫn chưa được ký kết. Bên cạnh việc duy trì lượng khách hàng và đơn hàng ở những thị trường ít bị giảm sút, doanh nghiệp phải tìm đối tác ở thị trường mới như Canada, New Zeadland với kỳ vọng bù đắp phần nào cho thị trường Mỹ.

Ông Trần Quốc Mạnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Sài Gòn (SADACO), thông tin, thị trường chủ lực của ngành gỗ là Mỹ, Châu Âu cũng đang bị tác động tiêu cực do nguy cơ suy thoái kinh tế. Đặc biệt, tại thị trường EU, chiến tranh Nga - Ukraina đã khiến sức mua tại các thị trường này ngày càng giảm sút. Mức độ sụt giảm đơn hàng đang tăng lên trong thời gian gần đây dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp rất khó khăn.

Không chủ quan với đà suy giảm

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có gần 3.000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu gỗ. Mặc dù với quy mô khảo sát chỉ ở 52 doanh nghiệp, thông tin từ khảo sát không thể đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành; hơn nữa, các doanh nghiệp tham gia khảo sát được lựa chọn theo ưu tiên của nhóm nghiên cứu, trong đó tập trung trọng tâm vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, EU và Anh. Đây là các thị trường có sự suy giảm về kim ngạch trong các tháng gần đây. Các thị trường xuất khẩu quan trọng khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn đang trên đà tăng trưởng không nằm trong ưu tiên của khảo sát…  

Mặc dù không phản ánh được toàn bộ bức tranh thực trạng và xu hướng của thị trường xuất khẩu, nhưng thông tin từ khảo sát cũng có giá trị tham khảo để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhìn rõ hơn bức tranh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian qua, tạo dữ liệu để tổ chức sản xuất, xuất  khẩu trong thời gian tới, tránh nguy cơ lạc với thông tin thị trường thế giới.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Nỗ lực giữ thị trường lớn trước dấu hiệu "giảm tốc" của xuất khẩu gỗ

Vũ Long |

Mặc dù xuất khẩu gỗ vẫn đạt giá trị kim ngạch đáng khích lệ, nhưng đang có dấu hiệu chậm lại, cần "xốc" lại đà tăng trưởng.

Lấy lại tốc độ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc

Vũ Long |

Trung Quốc là 1 trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu gỗ đang dần rút ngắn khoảng cách với xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

Xuất khẩu gỗ "bứt tốc" lạc quan dù dịch COVID-19 phức tạp

Vũ Long |

Quý I.2022, xuất khẩu gỗ đã đạt kim ngạch ấn tượng với gần 4 tỉ USD. Tuy nhiên, cần chủ động nguồn cung để xuất khẩu gỗ bền vững.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.