Xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm và đồ uống

Thanh Huyền |

55% lãnh đạo tại các doanh nghiệp (DN) thực phẩm và đồ uống (F&B) tăng cường các hoạt động liên quan đến môi trường. Ngành F&B cũng xếp thứ 3 về tổng điểm bền vững toàn cầu. Các con số này cho thấy xu hướng phát triển bền vững ngày càng phát triển nhanh chóng, hiệu quả tại các doanh nghiệp F&B.

Ngành F&B trong thách thức toàn cầu mang tên “biến đổi khí hậu”

F&B là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất, có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống người dân trên thế giới. Báo cáo nghiên cứu của The Business Research Company vào tháng 1.2023 cho biết: Thị trường F&B được kỳ vọng sẽ hồi phục sau sự kiện COVID-19; quy mô dự kiến tăng lên 9.225,37 tỉ USD (năm 2027), tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%.

Xu hướng PTBV đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng các doanh nghiệp F&B trên toàn thế giới. Nguồn: Freepik
Xu hướng PTBV đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng các doanh nghiệp F&B trên toàn thế giới. Nguồn: Freepik

Ở khía cạnh phát triển bền vững (PTBV), F&B hiện cũng là một trong những ngành dẫn đầu. Theo nghiên cứu của ESG EcoVadis trên 46.000 công ty, ngành F&B có số điểm 48,9 - nằm trong Top 3 các ngành có điểm số cao nhất cho các Vấn đề Môi trường, điểm bền vững tổng thể.

Bên cạnh đó, ngành F&B dễ hứng chịu các tác động do biến đổi khí hậu dưới dạng thiên tai bão, lũ lụt, hỏa hoạn... là rủi ro đối với các công ty F&B, phá vỡ chuỗi cung ứng, giảm nguồn cung nguyên liệu. Điều này thúc đẩy cộng đồng F&B hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chiến lược bền vững, phát triển (R&D) vào công nghệ xanh, quy trình, sản phẩm bền vững hơn, 55% lãnh đạo DN F&B cho biết đã tăng cường đầu tư cho môi trường.

Siêu nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk với công suất 800 triệu lít sữa/năm, giảm phát thải tới 10.000 tấn CO2/năm nhờ các giải pháp công nghệ “xanh” hơn. Ảnh: Vinamilk
Siêu nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk với công suất 800 triệu lít sữa/năm, giảm phát thải tới 10.000 tấn CO2/năm nhờ các giải pháp công nghệ “xanh” hơn. Ảnh: Vinamilk

Hãng bia BrewDog đầu tư 12 triệu bảng Anh vào hệ thống sản xuất nhằm chuyển đổi chất thải từ quá trình sản xuất bia thành năng lượng sinh học, cung cấp năng lượng cho nhà máy, các phương tiện vận chuyển, giảm tiêu thụ nước. Theo báo cáo của BrewDog, từ 2016 - 2021, DN ngành bia này giảm tới 43% lượng điện sử dụng cho mỗi HL, giảm 55% nước/HL (HL: hectoliter, tương đương 100 lít).

Hay công ty kẹo Ferrara đặt mục tiêu tất cả bao bì đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy 100% vào năm 2025; Hay Wheyward Spirit sử dụng váng sữa từ quá trình sản xuất phô mai để làm rượu thủ công; ReGrained sử dụng ngũ cốc do các nhà máy bia để lại để tạo ra nguyên liệu cho các thanh đồ ăn nhanh, khoai tây chiên. Xu hướng này cũng đã lan đến những chuỗi nhà hàng, DN nhỏ hạn thay thế muỗng nĩa, hộp nhựa bằng vật liệu thân thiện môi trường.

Những bước đi của DN Việt

Tại Việt Nam (VN), F&B là một trong những ngành quan trọng, nhiều tiềm năng phát triển. Theo nghiên cứu Euromonitor được công bố vào đầu năm nay, giá trị thị trường F&B VN trong năm 2023 dự kiến tăng 18% so với năm 2022, đạt mốc doanh thu khoảng 720.300 tỉ đồng. Trải qua giai đoạn biến động do đại dịch cùng với xu hướng người tiêu dùng đề cao các sản phẩm có tính xanh – bền vững, các DN F&B VN cũng liên tục chuyển mình theo hướng bền vững trên toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất.

Các xu hướng PTBV trong ngành cũng liên tục được cập nhật, phát triển như việc sử dụng các nguồn nguyên liệu thuần chay, hữu cơ, canh tác theo phương pháp bền vững. Với Vinamilk – thương hiệu ngành F&B có giá trị cao nhất năm 2022 (theo Forbes) - liên tục đầu tư các công nghệ, giải pháp xanh, bền vững tại hệ thống trang trại,  nhà máy sản xuất, cho thấy sự cam kết, nỗ lực với định hướng bền vững ở tầm chiến lược, dài hạn.

Vinamilk sử dụng các túi mua hàng được làm từ 100% nhựa tái chế tại các cửa hàng Giấc mơ sữa Việt. Ảnh: Vinamilk
Vinamilk sử dụng các túi mua hàng được làm từ 100% nhựa tái chế tại các cửa hàng Giấc mơ sữa Việt. Ảnh: Vinamilk

Hiện nay, 13 trang trại, 10 nhà máy của Vinamilk đã lắp đặt năng lượng mặt trời, song song đẩy mạnh các năng lượng xanh như Biomass, CNG, Biogas. Tại nhà máy, 87% năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch đã được thay thế bởi năng lượng xanh, sạch từ Biomass, CNG; 15%-20% điện sử dụng được khai thác từ năng lượng mặt trời. Vinamilk cũng xây dựng mô hình trang trại bò sữa sinh thái Green Farm, hữu cơ Organic, thực hành chăn nuôi bò sữa theo định hướng nông nghiệp bền vững.

Song song những biện pháp cắt giảm khí nhà kính, Vinamilk thực hiện, hoàn thành trồng 1 triệu cây xanh hướng đến Net Zero, giai đoạn từ 2023 - 2027. Gần đây nhất, DN này cũng đã công bố Nhà máy, trang trại bò sữa Vinamilk tại Nghệ An được Viện tiêu chuẩn Anh Quốc - BSI, Bureau Veritas (Pháp) chứng nhận đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014. 100% cửa hàng Vinamilk trên toàn quốc đang sử dụng túi làm từ nhựa tái chế, các muỗng nhựa, ống hút nhựa và màng co đang được DN này cắt giảm có lộ trình.

Net Zero - Bài toán khó cần lời giải

Deloitte cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực bằng cách làm giảm năng suất cây trồng, mỗi độ C tăng lên trong nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể làm giảm sản lượng lúa mì tới 6%, gạo tới 3,2%, ngô tới 7,4%,...

Chuỗi hoạt động tại trường học của Vinamilk giúp trẻ em, những thế hệ người tiêu dùng tương lai, nâng cao nhận thức về môi trường. Ảnh: Vinamilk
Chuỗi hoạt động tại trường học của Vinamilk giúp trẻ em, những thế hệ người tiêu dùng tương lai, nâng cao nhận thức về môi trường. Ảnh: Vinamilk

Bên cạnh những giải pháp mà DN có thể chủ động thực hiện, nhiều vấn đề về kiểm soát phát khí nhà kính thải đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các DN F&B. Ước tính khoảng 80% lượng khí thải thuộc Phạm vi số 3 (Scope 3: tiêu dùng, vận chuyển, đầu tư).

Ngoài ra, các DN cũng tích cực thực hiện nhiều chương trình tạo ra tác động lên cộng đồng, hình thành nhận thức, lối sống xanh như phân loại, tái chế rác, trồng cây xanh. Sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng đối với những sản phẩm xanh, bền vững; quyết định của nhà đầu tư chọn dòng cổ phiếu – DN ESG để rót vốn; hay nhà nước, chính phủ xây dựng chính sách, hành lang pháp lý để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển bền vững,… là những động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi của DN theo đuổi các mục tiêu về PTBV như Net Zero.

Thanh Huyền
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ khởi sắc từ năm 2024

Trà My |

“Điều quan trọng nhất là Việt Nam muốn đạt được tăng trưởng kinh tế tốt thì cần nỗ lực hết mình từ góc độ cải cách, điều hành chính sách, duy trì môi trường kinh tế ổn định, thuận lợi cho nhà đầu tư. Việt Nam vẫn cần một chút may mắn cho kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới có chuyển động nhưng Việt Nam không cải cách đúng như kỳ vọng thì kết quả sẽ khó như mong muốn” - ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.

Khu công nghiệp gần 4.000 tỉ đồng ở Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ để đón nhà đầu tư thứ cấp

Vân Trường |

Bắc Ninh - Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình 2 với tổng mức đầu tư 3.956,8 tỉ đồng đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đón các nhà đầu tư thứ cấp.

Giá một số loại gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt xa nhiều nước

Phan Anh |

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tăng nhanh chóng. Giá gạo tấm 5% của nước ta đang tiến sát mức giá của Thái Lan, trong khi giá gạo tấm 25% bỏ xa các đối thủ như Ấn Độ, Pakistan.

Vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn: Chưa xử lý xong, biệt thự đã mọc lên ở chỗ khác

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Những con số thống kê đầu tháng 8.2023 của huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cho thấy, vi phạm xây dựng vẫn đang diễn ra rầm rộ ở hai điểm nóng là xã Minh Phú, Minh Trí dù khu vực này đã được quy hoạch là rừng.

Đồng loạt chuẩn hóa, cuộc gọi rác vẫn hoành hành

KHÁNH AN |

Một thời gian dài các cơ quan chức năng đã vào cuộc “dọn” sim rác, có thể thấy tình trạng này đã giảm đi trông thấy nhưng chưa triệt để.

Sắp khởi công đồng loạt các hạng mục quan trọng của Dự án sân bay Long Thành

HÀ ANH CHIẾN |

Các hạng mục nhà ga hành khách; đường cất, hạ cánh; sân đỗ tàu bay, là những hạng mục quan trọng nhất của Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 sắp được đồng loạt khởi công xây dựng. Trong đó, riêng gói thầu thi công nhà ga hành khách, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khởi công trong tháng 8.2023.

3 ngày thưởng thức đặc sản, trải nghiệm ẩm thực Michelin tại Hà Nội

Anh Tuấn |

Với chủ đề “Tinh hoa Ẩm thực Việt”, Không gian giới thiệu Ẩm thực Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 29.9 đến 1.10.2023 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Đại biểu chất vấn về kỳ án gỗ trắc, Bộ trưởng nói không có quyền đi vào nội dung

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) chất vấn liên quan đến kỳ án gỗ trắc ở tỉnh Quảng Trị, song Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết bộ không có thẩm quyền đi vào nội dung.

Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ khởi sắc từ năm 2024

Trà My |

“Điều quan trọng nhất là Việt Nam muốn đạt được tăng trưởng kinh tế tốt thì cần nỗ lực hết mình từ góc độ cải cách, điều hành chính sách, duy trì môi trường kinh tế ổn định, thuận lợi cho nhà đầu tư. Việt Nam vẫn cần một chút may mắn cho kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới có chuyển động nhưng Việt Nam không cải cách đúng như kỳ vọng thì kết quả sẽ khó như mong muốn” - ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.

Khu công nghiệp gần 4.000 tỉ đồng ở Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ để đón nhà đầu tư thứ cấp

Vân Trường |

Bắc Ninh - Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình 2 với tổng mức đầu tư 3.956,8 tỉ đồng đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đón các nhà đầu tư thứ cấp.

Giá một số loại gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt xa nhiều nước

Phan Anh |

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tăng nhanh chóng. Giá gạo tấm 5% của nước ta đang tiến sát mức giá của Thái Lan, trong khi giá gạo tấm 25% bỏ xa các đối thủ như Ấn Độ, Pakistan.