Xây vùng chăn nuôi an toàn để đẩy mạnh xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm

Vũ Long |

Quy mô nhỏ lẻ, manh mún đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của ngành chăn nuôi, cần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để đưa sản phẩm chăn nuôi ra thị trường quốc tế.

Điều chỉnh các văn bản pháp luật để hỗ trợ người chăn nuôi

Từng là chủ trang trại chăn nuôi đàn lợn trên 2.000 con, nhưng thời gian gần đây ông Nguyễn Hanh (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã dần thu nhỏ quy mô chăn nuôi vì nhiều khó khăn: Dịch tả lợn Châu Phi; giá thành chăn nuôi ngang bằng, thậm chí có thời điểm cao hơn giá bán; nhiều chính sách, quy định về chăn nuôi, thú y còn nhiều bất cập…

“Từ cuối năm 2022 tôi đã thu hẹp quy mô đàn lợn xuống còn 50% để giảm bớt nguy cơ thua lỗ. Tuy nhiên, hiện tại tôi đang trong lộ trình ngừng hoạt động” – ông Nguyễn Hanh nói.

Chia sẻ với Lao Động, ông Hà Văn Tuấn (Trực Ninh, Nam Định) cũng cho biết: Chăn nuôi lợn đang gặp rất nhiều khó khăn, các chính sách về chăn nuôi, thú y, quản lý dịch bệnh đã cải thiện hơn thời gian trước rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa giúp nông dân như mục tiêu mà các nhà quản lý của ngành chăn nuôi kỳ vọng.

“Cán bộ thú y thiếu, hệ thống thú y làng xã quá mỏng, nên khi xảy ra dịch bệnh là thiếu hụt nhân lực. Hầu như nông dân phải “tự bơi”, trong khi đó giá thành chăn nuôi cao, giá bán thấp, dịch bệnh luôn đe dọa… Ngành chăn nuôi lợn thực sự đang rất khó khăn” – ông Hà Văn Tuấn tâm sự.

Nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi, chiều 14.8.2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phổ biến, giải đáp các quy định pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung về thú y".

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: Thời gian qua ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển rất mạnh, tuy nhiên, việc xuất khẩu động vật và các sản phẩm động vật còn rất hạn chế (năm 2022 chỉ xuất khẩu được khoảng 400 triệu USD). Nguyên nhân bởi chăn nuôi trong nước cơ bản vẫn manh mún kiểu gia hộ, các yêu cầu vệ sinh thú y chưa đạt, cốt lõi còn một số loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người, do đó các quốc gia nhập khẩu rất quan ngại, dẫn đến Việt Nam rất khó để đạt được "quốc gia an toàn dịch bệnh", tác động tiêu cực đến khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến - Trưởng phòng Thú y thủy sản (Cục Thú y), thông tin: Thông tư 24 thay thế Thông tư số 14 quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đã quy định "nhiều ưu tiên với vùng đạt an toàn dịch bệnh".

Chăn nuôi an toàn để xuất khẩu

Để tăng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, phải xây dựng được các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.

“Để làm được việc này, Bộ NNPTNT trình Chính phủ ban hành Kế hoạch 89 ngày 25.7.2023 về việc xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu" – Nguyễn Văn Long thông tin.

Hiện nay, Cục Thú y chịu trách nhiệm thẩm định và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật. Ngoài ra, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định trên.

Khi đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật.

Chỉ đạo về đẩy mạnh chăn nuôi an toàn phục vụ các mục tiêu xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hướng đến xuất khẩu là lộ trình đã được Bộ NNPTNT xây dựng trong nhiều năm qua và đã có kết quả ban đầu: Sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của Việt Nam hiện đã có được xuất khẩu đi các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chăn nuôi trong nước điêu đứng vì thịt ngoại ồ ạt tràn vào Việt Nam

Vũ Long |

Tình trạng nhập khẩu ồ ạt thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam đã khiến ngành chăn nuôi trong nước gặp nguy hiểm. Liệu các loại thịt nhập ngoại này có an toàn?

Thịt, gia cầm ngoại nhập khẩu ồ ạt, người chăn nuôi càng nuôi, càng lỗ

Phong Nguyễn |

Một lượng lớn các loại thịt, gia cầm ngoại ồ ạt nhập về Việt Nam đang khiến người chăn nuôi không thể cạnh tranh. Thậm chí rơi vào cảnh càng nuôi càng lỗ. Đã đến lúc cơ quan quản lí cần xem xét lại việc cấp quota cho thịt nhập khẩu.

Giá lợn hơi giảm sâu, nhiều người chăn nuôi phải giảm đàn cắt lỗ

Hiếu Anh |

Thị trường trồi sụt, giá lợn hơi giảm sâu, giá thức ăn chăn nuôi biến động mạnh, dịch bệnh gia tăng khiến người chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn nên không ít người phải giảm đàn cắt lỗ.

Nhà nguyên căn “đẻ” ra tiền, sinh viên thu nhập "khủng" nhờ cho thuê trọ

Tuyết Lan |

Tập trung nhiều người lao động và sinh viên nên nhu cầu thuê trọ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM luôn ở mức cao. Nhận thấy đây là thị trường kinh doanh tốt, nhiều sinh viên kiếm hàng chục triệu/tháng nhờ việc thuê nhà nguyên căn kinh doanh phòng trọ.

Thắng Rangers, Hải Phòng gặp Incheon United tranh vé dự AFC Champions League

HOÀNG HUÊ |

Chiến thắng 4-1 trước Rangers của Hong Kong (Trung Quốc) giúp câu lạc bộ Hải Phòng giành quyền vào chơi trận play-off tranh vé dự AFC Champions League.

VinFast chính thức lên sàn chứng khoán Mỹ với vốn hoá 23 tỉ USD

Đức Mạnh |

Việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq được kỳ vọng hỗ trợ cho chiến lược toàn cầu của VinFast thông qua cơ hội tiếp cận thị trường vốn lớn.

Tin 20h: Đề xuất thay đổi cách tính lương hưu vì lo ngại cuộc sống về già

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 15.8: Thông tin mới nhất về vụ bắt cóc trẻ em tại Hà Nội; Định danh biển số: Còn bỡ ngỡ nhưng về sau sẽ thuận tiện; Đề xuất thay đổi cách tính lương hưu vì lo ngại cuộc sống về già...

Vụ bắt cóc ở Hà Nội: Đối tượng dọa "thích tiền hay thích con" để đòi 15 tỉ

Hoài Luân - Tô Thế |

Liên quan đến vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi tại khu đô thị thuộc phường Việt Hưng (quận Long Biên) để tống tiền, Công an TP Hà Nội cho biết, đối tượng gây án dọa "thích tiền hay thích con" để ép gia đình bé trai giao 15 tỉ chuộc con.

Chăn nuôi trong nước điêu đứng vì thịt ngoại ồ ạt tràn vào Việt Nam

Vũ Long |

Tình trạng nhập khẩu ồ ạt thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam đã khiến ngành chăn nuôi trong nước gặp nguy hiểm. Liệu các loại thịt nhập ngoại này có an toàn?

Thịt, gia cầm ngoại nhập khẩu ồ ạt, người chăn nuôi càng nuôi, càng lỗ

Phong Nguyễn |

Một lượng lớn các loại thịt, gia cầm ngoại ồ ạt nhập về Việt Nam đang khiến người chăn nuôi không thể cạnh tranh. Thậm chí rơi vào cảnh càng nuôi càng lỗ. Đã đến lúc cơ quan quản lí cần xem xét lại việc cấp quota cho thịt nhập khẩu.

Giá lợn hơi giảm sâu, nhiều người chăn nuôi phải giảm đàn cắt lỗ

Hiếu Anh |

Thị trường trồi sụt, giá lợn hơi giảm sâu, giá thức ăn chăn nuôi biến động mạnh, dịch bệnh gia tăng khiến người chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn nên không ít người phải giảm đàn cắt lỗ.