Chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ:

“Xây tổ đại bàng” cho công nghệ, điện tử, cơ khí chế tạo

Phong Nguyễn thực hiện |

Luật sư Trần Hữu Huỳnh -  Phó Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ với Lao Động về tốc độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam và các giải pháp để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện của CNHT, đáp ứng nhu cầu thế giới.

Thưa ông, mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2030, công nghiệp phụ trợ đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất trong nước, chiếm 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Từ số liệu một số năm gần đây, ông đánh giá như thế nào về vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong phát triển CNHT?

- SME là xương sống của mọi nền kinh tế, góp phần lớn nhất trong GDP, tạo công ăn việc làm nhiều nhất, là bệ đỡ trong những “cú sốc” kinh tế, là đất sống cho cạnh tranh lành mạnh, là nguồn để phát triển thành các tập đoàn lớn.

Trong mối quan hệ giữa SME và CNHT ở Việt Nam đã có một bước phát triển khá mạnh gần đây. Giai đoạn thu hút FDI ban đầu, mục tiêu chính sách rất cụ thể, tiến bộ, đó là gọi vốn, chuyển giao công nghệ, du nhập quản trị doanh nghiệp nhưng chỉ thực hiện được việc gọi vốn, hai mục tiêu sau gần như không thành công.

Sau đó là giai đoạn thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước (SOE) với hi vọng tạo ra các quả đấm thép, thực tế chỉ là các quyết định hành chính, tập hợp lỏng lẻo các doanh nghiệp nhà nước “vào chung một rọ”. Cả hai giai đoạn này, vắng bóng vai trò liên kết giữa doanh nghiệp FDI, giữa doanh nghiệp SOE với phần còn lại là các SME dân doanh khác.

Với các SOE thì ngay cả công nghiệp chính cũng èo uột, nói gì đến công nghiệp phụ trợ. Cho nên, có một thời, câu nói “cả nước không sản xuất nổi cái đinh vít” cho FDI không phải là không có cơ sở.

Nhưng tình hình đã thay đổi nhanh trong thời gian gần đây. Cùng với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với 15 FTA được kí kết mà các đối tác là các quốc gia phát triển lớn của thế giới, việc thay đổi nhanh chóng bản đồ địa chính trị cùng với quyết tâm xây dựng một đội ngũ SME thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật có hiệu quả hơn đã góp phần thúc đẩy SME nói chung, SME trong CNHT nói riêng.

Việt Nam đã chuyển dần từ gia công đơn giản sang gia công theo chiều sâu, hoạt động liên kết đơn lẻ theo chiều ngang sang hoạt động  theo chuỗi với mức tham gia trong chuỗi đang sâu dần, gia tăng tỉ lệ nội địa thuần Việt cao hơn và đang đón nhận nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào là tín hiệu tốt trong thời gian gần đây dù thế giới đang gặp những khó khăn, khủng hoảng.

Theo ông, Nhà nước nên tham gia như thế nào vào vấn đề này để hỗ trợ các doanh nghiệp SME có thể đóng góp nhiều hơn cho ngành CNHT?

- Nhà nước đã ban hành thể chế về hỗ trợ SME bao gồm pháp luật hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và bộ máy hỗ trợ.

Quan hệ kinh tế rộng với hơn 190 quốc gia, với các lợi thế nhờ các FTA đưa lại, các SME Việt Nam muốn khai thác các giá trị trong chuỗi kinh tế quốc tế là cơ sở khách quan cộng với quyết tâm của các doanh nghiệp SME chắc chắn sẽ thúc đẩy nhanh hơn công nghiệp phụ trợ.

Các khu công nghiệp (KCN) phụ trợ là công cụ hữu hiệu nhất để hiện thực hóa nhu cầu khách quan này. Các KCN, cụm CN phụ trợ này sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm điện, đường, viễn thông, đất đai nhà xưởng, nhà ở và hệ thống phục vụ đi kèm cho gia đình người lao động (trường học, y tế, siêu thị, khu giải trí…) phù hợp, chi phí thấp, độ an toàn cao.

Cần làm gì để ưu tiên phát triển CNHT, thưa ông?

- Để hiện thực hóa điều này, ở đây chỉ nhấn mạnh ba yếu tố: Ưu tiên cho công việc nghiên cứu phát triển trong SME, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các hỗ trợ tài chính cho các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng nội địa thuần Việt cao.

Do đó, việc Nhà nước ưu tiên phát triển nhanh các KCN, CCN hỗ trợ chính là gián tiếp giúp các SME phát triển, là cách để “xây tổ đại bàng” hiệu quả nhất, trong đó các đại bàng công nghệ, điện tử, cơ khí chế tạo nên là những ưu tiên chính sách.

Để phát triển các KCN, CCN, không có gì khác hơn giải quyết tốt ba nút thắt chung là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực bao gồm cả nhân lực công và tư.

- Xin cảm ơn ông!

Phong Nguyễn thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An tập trung công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô

Thái Hoà |

Theo kế hoạch về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030 vừa được công bố, việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án sản xuất linh kiện điện tử và phụ tùng ô tô Juteng sẽ được tập trung triển khai.

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất

Gia Minh |

Kết nối các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Nhật Bản sẽ là những cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trong nước, cùng với đó là đảm bảo thành công hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Động cơ xe máy "nội hoá" hơn 95% bắt đầu xuất ngoại

Lâm Anh |

Với tỷ lệ nội địa hoá hơn 90%, dây chuyền lắp động cơ của Yamaha Motor Việt Nam vừa được khánh thành để bắt đầu quá trình xuất khẩu động cơ ra nước ngoài, cụ thể là thị trường Thái Lan.

Đã bắt hết những đối tượng cầm đầu vụ tấn công trụ sở 2 UBND xã ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lực lượng Công an đã bắt tất cả những đối tượng cầm đầu trong vụ tấn công trụ sở UBND 2 xã trên địa bàn huyện Cư Kuin.

Xử nguyên Phó Chủ tịch TP Mỹ Tho cùng 7 bị cáo vụ Công ty Công trình đô thị

Thành Nhân |

Ngày 20.6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm lần 2, vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (sau đây gọi là Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho).

Dân kéo xe, ngang nhiên đổ phế thải, rác thải ngay dưới biển cấm ở Hà Nội

Ngọc Thuỳ - Thuỳ Dương |

Trên vỉa hè, sát mép đường, hoặc ngay dưới biểm cấm, thì rác thải vẫn xuất hiện và được người dân vô tư kéo xe đổ thẳng xuống các khu vực còn đất trống với mật độ dày đặc, trải dài quanh Dự án công viên văn hóa - vui chơi, giải trí - thể thao quận Hà Đông (Hà Nội).

Được đóng bảo hiểm xã hội vẫn lo không có lương hưu

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đi làm ở các doanh nghiệp dù có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng không ít người lao động cho biết họ vẫn không hy vọng hết tuổi lao động sẽ có lương hưu bởi nhiều lí do.

Kịp thời cứu 5 người trong vụ cháy ở quận Hà Đông

KHÁNH AN |

Hà Nội - Hồi 3h58 sáng nay (ngày 20.6), nhận tin báo về vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà địa chỉ số 21 ngõ 249 đường Chiến Thắng (phường Văn Quán), lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hà Đông lập tức xuất 1 xe chỉ huy, 2 xe chữa cháy đến hiện trường.

Nghệ An tập trung công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô

Thái Hoà |

Theo kế hoạch về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030 vừa được công bố, việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án sản xuất linh kiện điện tử và phụ tùng ô tô Juteng sẽ được tập trung triển khai.

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất

Gia Minh |

Kết nối các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Nhật Bản sẽ là những cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trong nước, cùng với đó là đảm bảo thành công hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Động cơ xe máy "nội hoá" hơn 95% bắt đầu xuất ngoại

Lâm Anh |

Với tỷ lệ nội địa hoá hơn 90%, dây chuyền lắp động cơ của Yamaha Motor Việt Nam vừa được khánh thành để bắt đầu quá trình xuất khẩu động cơ ra nước ngoài, cụ thể là thị trường Thái Lan.