Vướng mắc quy hoạch, nhiều khu chợ Hà Nội có nguy cơ giải thể

Thu Giang |

Hà Nội - Thiếu cơ sở pháp lý và quy hoạch rõ ràng, nhiều khu chợ trên địa bàn TP Hà Nội đang bộc lộ hàng loạt vướng mắc, thậm chí có những khu chợ có nguy cơ bị giải thể vì vướng quy hoạch phát triển đô thị.

Tại Hội nghị Giao ban công tác quản lý nhà nước về công thương cấp huyện - mới đây, ông Nguyễn Văn Nam - Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, hiện cơ chế đầu tư chợ bằng ngân sách đã được đồng ý nhưng trong quá trình triển khai, quận gặp rất nhiều khó khăn như về giá đất, tiền thuê đất.

Ông Nam phân tích, hiện nay quận Nam Từ Liêm cũng đang cân nhắc trong xây dựng mới chợ dân sinh, vì chợ chủ yếu bán các mặt hàng nông sản, còn các hàng khác bán rất ít.

Đối với chợ truyền thống, quận Nam Từ Liêm đã chuyển đổi cho các hợp tác xã quản lý, nhưng hiện vẫn còn gặp nhiều vướng mắc liên quan đến đầu tư xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền thuê đất…

A
Nhiều khu chợ Hà Nội đang thiếu cơ sở pháp lý và quy hoạch rõ ràng. Ảnh: Thu Giang

Tương tự, ông Vũ Xuân Trường - Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên cho rằng, hiện nay quận Long Biên mới chỉ có quy hoạch sử dụng đất, chưa có quy hoạch ngành nên việc phát triển, xây dựng hệ thống bán lẻ khó khăn.

Quận Long Biên đề nghị Sở Công Thương Hà Nội và các ngành liên quan xây dựng quy hoạch ngành để địa phương có căn cứ pháp lý triển khai xây dựng chợ, trung tâm thương mại.

Hiện, quận Long Biên đang có 31 chợ nhưng chưa có quy hoạch chợ nên rất có thể một số khu chợ sẽ bị giải thể vì vướng quy hoạch phát triển đô thị.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội mới đây, trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương, việc thực hiện quản lý và phát triển chợ trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc.

Nguyên nhân là do còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp lý nên không thu hút được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, cải tạo chợ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, kinh doanh khai thác chợ.

A
Hệ thống chợ dân sinh trên một số địa bàn Hà Nội còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ảnh: Thu Giang

Hệ thống chợ dân sinh trên một số địa bàn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến phát triển các tụ điểm chợ cóc ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Đề cập đến nội dung này, bà Trần Thị Phương Lan -quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - nhận định, Sở sẽ triển khai quyết liệt công tác giải tỏa, chống tái chiếm các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm, các điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn.

Giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc về khiếu nại, tố cáo liên quan đến các chợ trên địa bàn; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025…

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, TP Hà Nội sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong đó, năm 2023 sẽ xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Chợ công nhân giảm 50% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động

Phương Ngân |

Không chỉ nhà trọ vắng vẻ, mà các khu chợ phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống của công nhân tại TP Hồ Chí Minh cũng giảm 50 – 60% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động kéo dài, công nhân bỏ về quê.

Chi tiền tỉ xây chợ rồi “phơi nắng phơi mưa” không dùng vì hàng loạt bất cập

BẢO THOA |

Những năm qua, hàng loạt khu chợ dân sinh tại Thủ đô được chi số tiền nhiều tỉ đồng để quy hoạch, xây dựng. Triển khai trong nhiều năm, tuy nhiên đến nay, nhiều chợ trong số này bị bỏ hoang, cơ sở vật chất chưa đi vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng vì nhiều nguyên do.

Chợ xây xong gần 1 năm nhưng chỉ có 2 tiểu thương

HOÀNG LỘC |

Chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 10.2022, nhưng đến nay, Chợ Phường 5 (TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) chỉ có 2 tiểu thương bám trụ lại buôn bán.

Cất bằng đại học để làm công nhân

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

4 năm làm công nhân cho chị Duyên mức thu nhập tạm ổn mỗi tháng để nuôi 2 con nhỏ. Bằng tốt nghiệp đại học chị đành cất gọn gàng vào một góc tủ, chưa biết đến khi nào mới sử dụng...

Nước lũ cuồn cuộn đổ về hồ thủy điện lớn nhất Bắc Trung Bộ

QUANG ĐẠI |

Trong khi các thủy điện nhỏ đã phải xả lũ, hồ thủy điện Bản Vẽ tiếp tục tích nước, cắt lũ cho hạ du.

Cần Thơ nêu giải pháp tăng cường vai trò hạt nhân trong liên kết vùng

PHONG LINH |

Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ phải tích cực tăng cường phối hợp, liên kết các tỉnh, thành bạn trong vùng, nhất là các sở, ngành của TP Hồ Chí Minh để phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn sách giáo khoa chẳng khác gì quay lại độc quyền

Lê Thanh Phong |

Có ý kiến cho rằng, cần có thêm một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngoài các bộ sách của các đơn vị xã hội hóa vì lo ngại việc sử dụng nhiều bộ sách dẫn đến sự thiếu thống nhất trong dạy và học trên phạm vi cả nước.

Bác thông tin dự án gần 300 tỉ đồng ở Phú Thọ tái sử dụng đường cống cũ

Tô Công |

Mạng xã hội lan truyền đoạn clip 1 người dân bất bình vì dự án làm đường qua xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ sử dụng cống thoát nước cũ cho công trình.

Chợ công nhân giảm 50% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động

Phương Ngân |

Không chỉ nhà trọ vắng vẻ, mà các khu chợ phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống của công nhân tại TP Hồ Chí Minh cũng giảm 50 – 60% mãi lực vì làn sóng cắt giảm lao động kéo dài, công nhân bỏ về quê.

Chi tiền tỉ xây chợ rồi “phơi nắng phơi mưa” không dùng vì hàng loạt bất cập

BẢO THOA |

Những năm qua, hàng loạt khu chợ dân sinh tại Thủ đô được chi số tiền nhiều tỉ đồng để quy hoạch, xây dựng. Triển khai trong nhiều năm, tuy nhiên đến nay, nhiều chợ trong số này bị bỏ hoang, cơ sở vật chất chưa đi vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng vì nhiều nguyên do.

Chợ xây xong gần 1 năm nhưng chỉ có 2 tiểu thương

HOÀNG LỘC |

Chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 10.2022, nhưng đến nay, Chợ Phường 5 (TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) chỉ có 2 tiểu thương bám trụ lại buôn bán.