Vùng đất của những triệu phú “ăn cơm đứng”

Phương Nhiên |

Lâm Đồng – Chỉ với 1ha trồng dâu tằm đã đem lại thu nhập khoảng 60 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều năm qua, người làm nghề "ăn cơm đứng" ở Lâm Đồng có thu nhập ổn định từ hàng trăm triệu đến cả hơn tỉ đồng mỗi năm.

Đứng lên từ vùng đất trũng

Nằm trong vùng hạ lưu của sông Cam Ly, xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng) có địa hình trũng thấp, cứ đến mùa mưa, nước sông dâng cao, người dân lại khốn khổ vì ngập lụt. Lúa ngô, hoa màu, cà phê… không bị chết vì úng thì sản lượng cũng chẳng là bao.

Từ gần chục năm nay, thấy nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển nở rộ trở lại, người dân trên địa bàn xã bắt đầu chuyển đổi mạnh từ diện tích trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Hiện toàn xã có gần 700 hộ dân làm nghề (chiếm hơn 80%) với diện tích khoảng 310ha.

Theo ông Đỗ Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng), vì cây dâu ưa đất phù sa, độ ẩm cao, rất phù hợp với địa hình trũng thấp dọc hai bờ sông Cam Ly chảy qua địa bàn xã. Hơn nữa, nếu mùa mưa có ngập lụt thì khi nước rút, cây dâu vẫn không ảnh hưởng gì nên địa phương cũng đang khuyến khích bà con mở rộng mô hình này.

 
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Lâm Đồng hiện cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác.

Gia đình bà Nguyễn Thu Phượng (thôn Thanh Bình 3) đã có hơn 30 năm theo nghề “ăn cơm đứng”. Với khoảng 7 sào trồng dâu, mỗi tháng gia đình bà thu được khoảng 2 tạ kén. Từ cuối năm 2021 đến nay, giá kén dao động khoảng 200.000 đồng/kg đem lại thu nhập khoảng 40 triệu đồng/tháng cho gia đình.

“Được cái nghề trồng dâu nuôi tằm này có chi phí đầu tư thấp, xoay vòng vốn nhanh nên chúng tôi có thể tái sản xuất và đầu tư liên tục. Hơn nữa, mình có thể tận dụng nhân công nhàn rỗi trong gia đình nên rất hiệu quả" - bà Phượng chia sẻ.

Nói nghề “ăn cơm đứng” vất vả đã là chuyện từ thời xa xưa. Ngày nay, người dân Lâm Đồng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên công việc trồng dâu nuôi tằm dễ dàng hơn rất nhiều.

Gia đình ông Phạm Minh Tuấn (xã Tân Thanh, Lâm Hà) có 4 lao động trồng 1ha dâu để nuôi tằm, thu nhập gần 80 triệu đồng/tháng.

“Ngày xưa mình phải băm dâu bằng tay rồi bê từng cái nong tằm lên xuống cho ăn, bây giờ mình có máy thái lá, hệ thống khay trượt, kéo ra kéo vào cho ăn rất dễ dàng. Khi thu kén cũng có thiết bị lấy kén chuyên dụng nên nhanh chóng, đơn giản vô cùng” - ông Tuấn chia sẻ.

Lột xác cùng con tằm

Theo số liệu thống kê năm 2021, toàn xã Bình Thạnh (huyện Đức Trọng) thu khoảng 140 tỉ đồng từ nghề trồng dâu nuôi tằm. “Với tình hình từ đầu năm 2022 đến nay, giá kén tăng hơn 1,5 lần so với năm ngoái nên dự kiến tổng thu năm nay sẽ còn cao hơn nữa” - ông Đỗ Văn Hiền - Chủ tịch xã Bình Thạnh cho hay.

Bà Nguyễn Thu Phượng (xã Bình Thạnh) cho biết, nhờ trồng dâu nuôi tằm 30 năm nay mà vợ chồng tôi nuôi 4 đứa con ăn học, xây được nhà, mua được đất, gửi tiền ngân hàng.

 
Nhiều gia đình ở Lâm Đồng vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô nghề trồng dâu nuôi tằm.

Còn xã Tân Thanh, Lâm Hà hiện có 1.000 hộ dân theo nghề trồng dâu nuôi tằm, với diện tích khoảng 700ha. Cứ 1ha trồng dâu nuôi tằm sẽ cho thu nhập từ 700-800 triệu đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn Hải Quân - Chủ tịch xã Tân Thanh cho biết, dâu tằm là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương, là cây thoát nghèo. Trước năm 2015, toàn xã vẫn còn tới 10% hộ nghèo thì nay, nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, địa phương chỉ còn 2,4% hộ nghèo theo tiêu chí cũ.

Trong khoảng 1.000 hộ dân của xã theo nghề trồng dâu nuôi tằm, khoảng 20% trong số đó có thu nhập từ 40-60 triệu đồng/tháng, có vài chục hộ thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm.

Thế nên không phải mình con tằm nó lột xác nhả tơ thôi đâu mà đời sống người dân địa phương cũng được thay da đổi thịt nhờ nghề này mấy chục năm qua" - ông Quân chia sẻ.

Phương Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk: Ươm giống gỗ quý hiếm làm giàu rừng Tây Nguyên

Phương Nhiên - Phan Tuấn |

Đắk LắkVQG Yok Đôn rộng 115.545ha, nhưng chỉ còn trên dưới 100 cây trắc tự nhiên và vẫn luôn bị đe doạ xâm hại. Dự án chọn giống và trồng thử nghiệm cây trắc của Vườn nhằm bảo tồn một trong những loài gỗ quý hiếm bậc nhất này.

Thủ phủ sầu riêng ở Đắk Nông mùa này... kém vui

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nđược xem là thủ phủ của cây sầu riêng với diện tích gần 900ha. Năm nay, người dân Đắk Mil bước vào vụ thu hoạch với tâm trạng kém vui vì diện tích cây sầu riêng mất mùa khá lớn.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đắk Lắk: Ươm giống gỗ quý hiếm làm giàu rừng Tây Nguyên

Phương Nhiên - Phan Tuấn |

Đắk LắkVQG Yok Đôn rộng 115.545ha, nhưng chỉ còn trên dưới 100 cây trắc tự nhiên và vẫn luôn bị đe doạ xâm hại. Dự án chọn giống và trồng thử nghiệm cây trắc của Vườn nhằm bảo tồn một trong những loài gỗ quý hiếm bậc nhất này.

Thủ phủ sầu riêng ở Đắk Nông mùa này... kém vui

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nđược xem là thủ phủ của cây sầu riêng với diện tích gần 900ha. Năm nay, người dân Đắk Mil bước vào vụ thu hoạch với tâm trạng kém vui vì diện tích cây sầu riêng mất mùa khá lớn.