Vụ xuất khẩu 400.000 tấn gạo: Bộ Tài Chính đã có ý kiến như thế nào?

CAO NGUYÊN |

Bộ Tài Chính cho biết, trong các lần tham gia góp ý theo Quyết định số 1106/QĐ-BCT về công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4.2020, Bộ này đã đưa ra nhiều ý kiến nêu các bất cập và dự báo về tình hình xuất khẩu gạo

Ngày 25.3.2020, Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo (tại công văn số 2280/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ) giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, các cơ quan liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, rà soát, đánh giá về nguồn cung thóc, gạo, tình hình xuất khẩu gạo để báo cáo Thủ tướng xem xét điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo.

Tiếp đó, Bộ Công Thương đã chủ trì làm việc với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực, ngày 10.4, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4.2020.

Mới đây ngày 16.4, Bộ Tài Chính đã có văn bản số 4676 do Thứ trưởng Vũ Thị Mai ký gửi Thủ tướng Chính phủ về việc công tác quản lý tài chính đối với mặt hàng gạo.

Theo đó, văn bản này nêu rõ thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2280 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã làm việc với các đơn vị, trong đó có thành viên là Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thời gian cuộc họp chỉ có 1/2 ngày nên chưa thể đánh giá được tổng thể nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc này, Bộ Tài Chính đã có 02 lần tham gia ý kiến với Bộ Công Thương. Cụ thể, tại công văn số 3905/BTC-QLG ngày 03.4.2020, Bộ Tài chính có đề nghị tiếp tục cho xuất khẩu gạo đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm; tạm dừng xuất khẩu loại gạo tẻ thường đến hết 15.6.2020 để đảm bảo mua đủ gạo dự trữ quốc gia.

Ngày 10.4.2020, Bộ Tài chính tiếp tục ra công văn số 4355/BTC-QLG có ý kiến như sau nhiều doanh nghiệp đã được phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu nhưng có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng với số lượng 160.300 tấn. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị chỉ cho phép xuất khẩu gạo đối với những doanh nghiệp đã trúng thầu với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và phải ký hợp đồng giao hàng xong. Chỉ thực hiện xuất khẩu gạo sau ngày 15.6.2020.

“Không được ký hợp đồng xuất khẩu gạo tẻ thường mới (kể cả phụ lục hợp đồng làm thay đổi số lượng gạo xuất khẩu), tạm dừng xuất khẩu loại gạo tẻ thường đến hết 15.6.2020. Tiếp tục cho xuất khẩu gạo đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm. Bộ Công Thương chủ trì xây dựng lộ trình hợp lý để thực hiện xuất khẩu gạo của những hợp đồng đã ký từ tháng 6.2020 đến tháng 12.2020 phù hợp với diễn biến dịch ở Việt Nam và thế giới, phù hợp với an ninh lương thực trong bối cảnh khả năng diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, văn bản do Thứ trưởng Vũ Thị Mai ký nêu.

Tại văn bản này, Bộ Tài chính cũng nêu rõ theo phương án điều hành nêu trong dự thảo của Bộ Công Thương cho thấy doanh nghiệp rất bị động trong quyết định phương án kinh doanh, thậm chí phải đền bù hợp đồng do không còn số lượng được xuất. Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu giữa các doanh nghiệp có sự giám sát của Bộ Công Thương; hoặc giao Bộ Công Thương phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm vụ xuất khẩu 400.000 tấn gạo: Đã xuất được số lượng bao nhiêu?

CAO NGUYÊN |

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 14h ngày 17.4 đã có 4.110 tấn gạo được xuất khẩu. Như vậy, mới được hơn 1/100 số gạo có tờ khai xuất bến.

Mở tờ khai nửa đêm và những ồn ào xung quanh việc xuất khẩu gạo trở lại

Thiên Bình - Phương Anh |

Sau khi đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch COVID-19 và hạn mặn, Bộ Công Thương lại đề xuất xuất khẩu lại chỉ 1 ngày sau quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo đề xuất của bộ. Tiếp đó là những tranh cãi xung quanh việc Hải quan mở tờ khai nửa đêm khiến nhiều doanh nghiệp cho rằng “trở tay không kịp” hay nhiều doanh nghiệp “xù” hợp đồng bán gạo dự trữ quốc gia để chuyển sang xuất khẩu. Hiện tại vụ việc đang được yêu cầu làm rõ. 

Kiến nghị xuất khẩu lại gạo nếp không giới hạn sản lượng

KỲ QUAN |

Hai tỉnh Long An và An Giang vừa có kiến nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu (XK) lại gạo nếp vì lượng tồn kho lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa không nhiều. Gạo nếp sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của nước ngoài.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lùm xùm vụ xuất khẩu 400.000 tấn gạo: Đã xuất được số lượng bao nhiêu?

CAO NGUYÊN |

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 14h ngày 17.4 đã có 4.110 tấn gạo được xuất khẩu. Như vậy, mới được hơn 1/100 số gạo có tờ khai xuất bến.

Mở tờ khai nửa đêm và những ồn ào xung quanh việc xuất khẩu gạo trở lại

Thiên Bình - Phương Anh |

Sau khi đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch COVID-19 và hạn mặn, Bộ Công Thương lại đề xuất xuất khẩu lại chỉ 1 ngày sau quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo đề xuất của bộ. Tiếp đó là những tranh cãi xung quanh việc Hải quan mở tờ khai nửa đêm khiến nhiều doanh nghiệp cho rằng “trở tay không kịp” hay nhiều doanh nghiệp “xù” hợp đồng bán gạo dự trữ quốc gia để chuyển sang xuất khẩu. Hiện tại vụ việc đang được yêu cầu làm rõ. 

Kiến nghị xuất khẩu lại gạo nếp không giới hạn sản lượng

KỲ QUAN |

Hai tỉnh Long An và An Giang vừa có kiến nghị Chính phủ cho phép xuất khẩu (XK) lại gạo nếp vì lượng tồn kho lớn trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa không nhiều. Gạo nếp sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của nước ngoài.