Vốn tín dụng - “đòn bẩy” phục hồi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phạm Cường |

Thanh khoản cho các doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu hiện nay trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gây tác động lớn đến nền kinh tế. Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tiếp tục đẩy mạnh cho sản xuất kinh doanh, các ngân hàng lớn đã đưa ra các gói ưu đãi để hỗ trợ thanh khoản, đồng hành cùng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp SMEs “chao đảo” sau hai đợt COVID-19

Giữa bối cảnh thị trường bị tác động mạnh mẽ bởi hai đợt COVID-19, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp phải khủng hoảng, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Sức ép đối với doanh nghiệp đến từ cả sự sụt giảm sức mua của thị trường, lẫn áp lực tài chính nội tại.

Theo khảo sát Tình hình Doanh nghiệp của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020 đã có 85% DN nằm trong nhóm được khảo sát rơi vào tình trạng bị thu hẹp thị trường vì dịch bệnh; 60% DN thiếu vốn, đứt dòng tiền; 40% DN thiếu nguồn cung nguyên liệu…

Bà Bùi Minh Trang, Phó giám đốc Cty về thực phẩm cho biết thị trường tiêu dùng các mặt hàng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu của công ty là Ấn Độ, Đài Loan đang đóng cửa và các đơn hàng đang bị giữ lại, riêng thị trường Mỹ vẫn xuất đi được nhưng lại bị chậm thanh toán.

“Nhờ chuyển đổi kinh doanh sang hình thức thương mại điện tử, chúng tôi đã nhận được những đơn hàng từ các khách hàng lớn, nhưng khó khăn mới lại nảy sinh do thiếu vốn. Điều này khiến công ty không đủ năng lực mở rộng đầu tư sản xuất để có thể đáp ứng các đơn hàng lớn ở trên,” bà Trang chia sẻ.

Đồng hành cùng doanh nghiệp “giải bài toán” vốn tín dụng

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó có gói hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Đó là gói tín dụng 300.000 tỉ đồng và gói hỗ trợ người lao động và DN khó khăn trị giá 61.580 tỉ đồng đang được triển khai.

Chung tay cùng chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều ngân hàng tiếp tục áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Rõ nét nhất là chương trình hỗ trợ SME mà Techcombank đang tiến hành, theo đó bên cạnh việc tái cơ cấu, giãn nợ, Techcombank đã triển khai ngay gói tín dụng hỗ trợ quy mô 20.000 tỉ đồng trong giai đoạn 1 từ tháng 4.2020 dành cho nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với mức lãi suất giảm tối đa là 2%/năm. Khi dịch COVID-19 quay trở lại, ngân hàng tiếp tục triển khai thêm gói hỗ trợ tín dụng 10.000 tỉ trong giai đoạn 2 với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,3%/năm. Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần “tăng lực” cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giải quyết bài toán thanh khoản để duy trì và phát triển trong giai đoạn khó khăn.

Ngoài ra, nhằm giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả vận hành, tối ưu chi phí, Techcombank vừa áp dụng gói giải pháp “Fast Financing – Cấp tín dụng siêu tốc lên đến 5 tỷ đồng chỉ trong 2 ngày” dành riêng cho những doanh nghiệp thân thiết của Techcombank, để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh về đích giai đoạn cuối năm.

Lãnh đạo Techcombank khẳng định: Ngân hàng cũng cam kết đảm bảo đủ nguồn tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển kinh doanh. Đặc biệt khoản vay hợp vốn 500 triệu USD sẽ giúp tăng thêm nội lực để nhà băng này đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế với các giải pháp hiệu quả nhất cho bài toán thanh khoản.

Phạm Cường
TIN LIÊN QUAN

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở huyện Ea Kar

Minh Thông |

Là một trong những đơn vị dẫn đầu về quy mô và chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã hỗ trợ nhiều hộ dân vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát khỏi “vòi bạch tuộc tín dụng đen” nhờ Tổ chức tài chính vi mô CEP

Nam Dương |

Nhiều công nhân lao động, vì nhu cầu cần tiền chi tiêu gấp nhưng không tiếp cận được với các nguồn vốn từ ngân hàng, đã tìm đến “tín dụng đen” dù biết rằng phải trả lãi suất rất cao. Tuy nhiên, nhờ được Tổ chức Tài chính Vi mô CEP hỗ trợ, họ đã trả hết nợ “tín dụng đen”.

Cuối năm, công nhân dễ sa bẫy "tín dụng đen"

Cao Huân - HÀ ANH CHIẾN |

Thời điểm cuối năm thường là dịp công nhân đẩy mạnh tăng ca kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều công nhân không những không được tăng ca mà còn phải nghỉ luân phiên, nghỉ không lương… để chia sẻ bớt khó khăn với doanh nghiệp. Thu nhập giảm sâu tới 50%. Khó khăn, nhiều công nhân đành phải tìm tới “tín dụng đen”.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở huyện Ea Kar

Minh Thông |

Là một trong những đơn vị dẫn đầu về quy mô và chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã hỗ trợ nhiều hộ dân vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát khỏi “vòi bạch tuộc tín dụng đen” nhờ Tổ chức tài chính vi mô CEP

Nam Dương |

Nhiều công nhân lao động, vì nhu cầu cần tiền chi tiêu gấp nhưng không tiếp cận được với các nguồn vốn từ ngân hàng, đã tìm đến “tín dụng đen” dù biết rằng phải trả lãi suất rất cao. Tuy nhiên, nhờ được Tổ chức Tài chính Vi mô CEP hỗ trợ, họ đã trả hết nợ “tín dụng đen”.

Cuối năm, công nhân dễ sa bẫy "tín dụng đen"

Cao Huân - HÀ ANH CHIẾN |

Thời điểm cuối năm thường là dịp công nhân đẩy mạnh tăng ca kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều công nhân không những không được tăng ca mà còn phải nghỉ luân phiên, nghỉ không lương… để chia sẻ bớt khó khăn với doanh nghiệp. Thu nhập giảm sâu tới 50%. Khó khăn, nhiều công nhân đành phải tìm tới “tín dụng đen”.