Virus lạ trên tôm có gây nguy hiểm đến sức khỏe con người?

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu ngăn chặn loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam.

Không để virus "lạ" xâm nhập phá hoại ngành tôm

Theo mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á-Thái Bình Dương (NACA), loài virus mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) đã gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay, chưa có thông tin về bệnh do virus DIV1 xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên, để chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh do DIV1 xâm nhập vào nước ta, Bộ NNPTNT đã có văn bản đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản.

Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thành lập các đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 quốc gia trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vận chuyển trái phép tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản vào Việt Nam.

UBND các tỉnh nêu chỉ đạo UBND các cấp, các sở, ngành liên quan tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển qua biên giới đối với tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép.

Các cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các địa điểm tập kết, thu gom tôm giống, tôm thương phẩm, thức ăn tươi sống cho thủy sản nhập lậu qua biên giới để vận chuyển đi tiêu thụ.

Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên.

Virus "lạ" nguy hiểm như thế nào?

Theo Bộ NNPTNT, virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến, tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cũng đưa ra thông tin, các nhà khoa học tại Học viện Khoa học thủy sản Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện loại virus này trên tôm chân trắng Thái Bình Dương tại tỉnh Zhejiang vào tháng 12.2014. Nhưng khi đó, DIV1 không thu hút sự chú ý của cộng đồng nuôi tôm, mặc dù đã có lo ngại rằng virus có nguy cơ lây lan trên khắp cả nước. Tới năm 2018, virus bắt đầu xuất hiện ở các trại tôm và cơ sở nhân giống tại 11 tỉnh, thành.

Đến tháng 2.2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này khi lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt.

Hiện nay đã phát hiện một số loài cảm nhiễm virus DIV1 gồm: Tôm càng đỏ, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm hùm đất (tôm hùm nước ngọt), tôm càng sông (hay tôm chà) và tôm gai.

Về đường truyền lây chưa xác định được rõ, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm hoang dã) cũng bị nhiễm virus DIV1 và là nguồn bệnh có khả năng làm lây truyền virus gây bệnh trên tôm.

Hiện nay chưa có thông tin virus này có gây nguy hiểm cho người.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Bỏ lúa, mía trồng cam, nuôi tôm nông dân ĐBSCL thu tiền tỷ mỗi năm

TRẦN LƯU |

Nhiều năm trồng lúa, mía... kém hiệu quả, nông dân các tỉnh, thành ĐBSCL đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất. Những thửa đất nông nghiệp xơ xác ngày nào, giờ đã đổi thay, mang lại sinh kế đủ đầy cho nông dân...

Nhiều hộ dân lấn chiếm rừng bần nuôi tôm, xây nhà ở trái phép

Nhiệt Băng |

Rừng ngập mặn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã bị nhiều hộ dân lấn chiếm, cất nhà, cộng thêm thiên tai dần dần "xóa sổ" khu rừng này.

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu trầm trọng lao động phục vụ nuôi tôm

NHẬT HỒ |

Lao động phục vụ cho việc nuôi tôm tại ĐBSCL đối với các mô hình siêu thâm canh, thâm canh thiếu trầm trọng. Điều này đẩy người nuôi vào cảnh khó khăn, gia tăng chi phí sản xuất.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bỏ lúa, mía trồng cam, nuôi tôm nông dân ĐBSCL thu tiền tỷ mỗi năm

TRẦN LƯU |

Nhiều năm trồng lúa, mía... kém hiệu quả, nông dân các tỉnh, thành ĐBSCL đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất. Những thửa đất nông nghiệp xơ xác ngày nào, giờ đã đổi thay, mang lại sinh kế đủ đầy cho nông dân...

Nhiều hộ dân lấn chiếm rừng bần nuôi tôm, xây nhà ở trái phép

Nhiệt Băng |

Rừng ngập mặn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã bị nhiều hộ dân lấn chiếm, cất nhà, cộng thêm thiên tai dần dần "xóa sổ" khu rừng này.

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu trầm trọng lao động phục vụ nuôi tôm

NHẬT HỒ |

Lao động phục vụ cho việc nuôi tôm tại ĐBSCL đối với các mô hình siêu thâm canh, thâm canh thiếu trầm trọng. Điều này đẩy người nuôi vào cảnh khó khăn, gia tăng chi phí sản xuất.