Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích gạo Việt

L.Tùng - Vũ Long |

Chỉ sau 14 năm, Việt Nam đã khiến cho thế giới kinh ngạc và nể phục khi từ quốc gia thiếu đói vươn lên trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo. Đặc biệt những năm gần đây, gạo Việt liên tục có mặt top đầu tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới. Đó là kỳ tích do Việt Nam tạo nên.

“Xé rào” giải phóng đồng đất

“Sau khi được GS Xuân về đây bày cách, hướng dẫn, chúng tôi làm theo nên mới có lúa thóc đầy bồ”- đã tròn 40 năm và đã bước qua tuổi 83, nhưng ông Trần Văn Minh (xã Kế An - kế Sách - Sóc Trăng” vẫn không ngớt tự hào về câu chuyện đã dẫn đầu tập đoàn sản xuất (TĐSX) số 9, ấp Lung Đen trồng lúa theo kiểu xé rào.

Chuyện bắt đầu từ năm 1979, chứng kiến nông dân gần như bị bắt buộc vào hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất (TĐSX) rồi sống dở, chết dở với kiểu sản xuất manh mún, GS-TS Võ Tòng Xuân, nhà nông học lớn của nông nghiệp thế giới đã âm thầm bày cách cho một số TĐSX, trong đó có TĐSX số 9 tổ chức sản xuất theo kiểu “khoán sản phẩm” thì nhà dân đầy lúa.

Cũng với cách này, GS Xuân đã tiếp sức để An Giang mạnh dạn “giải tán” tập đoàn, trả lại đất cho người có năng lực sản xuất. Thậm chí, An Giang còn mạnh mẽ hơn khi trả lại cả tư liệu sản xuất. Không chấp nhận kiểu định giá tài sản nông dân đưa vào tập đoàn như... “cho”, An Giang mạnh dạn định đúng giá. Tập đoàn nào không đủ tiền trả thì giao máy móc lại cho chủ cũ quản lý. Riêng những người không đủ tài lực để tiếp tục làm lúa trên phần đất được tập đoàn giao thì chủ cũ được phép hỗ trợ “thành quả” để nhận lại đất. Cuộc giải phóng đồng đất đã tạo đà cho An Giang mở rộng công cuộc chinh phục vùng Tứ giác Long Xuyên, đưa tỉnh vươn lên vị trí số 1 quốc gia về năng suất, sản lượng...

GS Võ Tòng Xuân nhớ lại: Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2.9.1980, tôi mạnh dạn đưa mô hình TĐSX 9 Lung đen lên Chương trình truyền hình. Sau khi phát sóng, một số vị trong Ban Hợp tác hoá Trung ương không hài lòng. Nhưng rất may, sau đó Ban Bí thư Trung ương Đảng đã lắng nghe và ban hành Chỉ thị số 100CT/TW (13.01.1981) mà sau này chúng ta quen gọi là Khoán 100, đồng đất được cởi trói”. Chính sự mạnh dạn lắng nghe và đổi mới của Đảng, Nhà nước đã “bắc cầu” cho hàng loạt ý tưởng mới ra đời, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của cây lúa. Nổi bật nhất là việc đặt nền móng Chương trình cho vay sản xuất NN ngày nay.

Sáng tạo đưa khoa học vào sản xuất

Một trong những thành tựu, quyết định cho cây lúa ĐBSCL phát triển thành vựa lúa của thế giới chính là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng đất. Nổi bật nhất là công tác thủy lợi. Từ sáng kiến đắp đê bảo vệ lúa tháng 8 của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang và các nhà khoa học thủy lợi đã đúc kết và hình thành mô hình đê kiểm soát lũ, bảo vệ lúa kết hợp giao thông nông thôn và bố trí dân cư...

Qua đó vừa giúp nông dân an tâm tăng gia sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa, vừa bảo vệ mạng sống của người dân vùng đầu nguồn sông Cửu Long, ngập sâu... Tiếp theo đó là hàng loạt các công trình khác về nghiên cứu, lai tạo giống, chế biến, kinh doanh lúa gạo... Đặc biệt là công tác khuyến nông đã thể hiện được tài trí của người Việt...

Từ hiệu quả thực tế, mô hình khuyến nông của An Giang đã nhanh chóng được nhân rộng, góp phần tạo ra diện mạo mới cho cây lúa cả nước.

Việt Nam tự tin cung cấp gạo cho thế giới

Tự hào về hạt gạo Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) - cho biết: Sản lượng XK gạo 11 tháng năm 2020 đạt 5,4 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 2,85 tỉ USD. Trong chủng loại gạo XK của Việt Nam trong thời gian vừa qua giá trị XK gạo trắng chiếm khoảng 40,3% tổng kim ngạch XK gạo, gạo Jasmin và gạo thơm chiếm khoảng 37%, gạo nếp chiếm khoảng 17,6% còn lại là gạo Japonica và gạo giống Nhật chiếm khoảng gần 4,5%.

“Chúng ta đã tận dụng được mọi lợi thế để làm tốt câu chuyện XK gạo. Trong chủng loại gạo giá gạo 5% tấm của Việt Nam xuất bán đạt mức 493-497USD/tấn, đây là mức cao nhất trong 9 năm qua. Đây cũng là đánh dấu giá trị gạo XK của Việt Nam đã tăng mạnh mặc dù sản lượng XK đã giảm bớt so với cùng kỳ năm trước nhưng giá trị tăng vọt. Điều này cho thấy cùng với những hiệu ứng như gạo ST25 của chúng ta đã đạt giải gạo ngon nhất thế giới cũng là hiệu ứng giúp cho việc XK của chúng ta có chỗ dựa bền vững” - TS Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - để đạt được kết quả nêu trên là cả quá trình dài không ngừng đổi mới, cải tiến của ngành lúa gạo. Bộ NNPTNT đã ban hành đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo tại Quyết định số 1898, cùng với đó bộ có các chương trình khoa học công nghệ về nghiên cứu chọn tạo các giống lúa năng suất, chất lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), đặt hàng nghiên cứu các gói kỹ thuật canh tác như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, SRI (hệ thống thâm canh tổng hợp, canh tác lúa sinh thái, mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trên những tác động kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiết kiệm nước tưới - PV), IPM (Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp-PV)..., thực hiện các chương trình khuyến nông giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, tưới tiết kiệm. Tăng cường công tác quản lý lúa chất lượng giống lúa; liên kết sản xuất, linh hoạt trong bố trí cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống để thích ứng với BĐKH.

Là một trong những DN XK gạo sang các thị trường cao cấp với giá trị XK cao, đạt trị giá trên 1.000USD/tấn - ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - cho biết, cách đây 6-7 năm, ông đã xác định phải chinh phục các thị trường cao cấp như Mỹ, Châu Âu (EU), Hàn Quốc…

“Các thị trường này không cần giá thấp, họ ưa chuộng gạo chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì vậy, vấn đề đặt ra không phải là gạo giá rẻ, mà quan trọng là chất lượng” - ông Phạm Thái Bình nói.

Gạo Việt đang được nâng tầm, nhờ nỗ lực sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn an toàn tuyệt đối. Nhà nông và DN sản xuất đã tập trung sâu vào chất lượng chứ không còn chạy theo số lượng; ngay vụ Đông Xuân 2020-2021 này, tại các cánh đồng lớn liên kết của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang xuống giống, Công ty đã loại hẳn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bằng hóa chất ra khỏi đồng ruộng trên diện rộng, được nông dân, ngành NN, chính quyền các địa phương và người tiêu dùng ủng hộ và đồng hành.

Doanh nhân Phạm Thái Bình cho rằng, có ba nguyên nhân khiến gạo Việt Nam có bước phát triển tăng cao như hiện nay. Thứ nhất, đề án tái cơ cấu NN của Chính phủ, trong đó tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo được triển khai mạnh mẽ đã làm thay đổi quy trình canh tác lúa... Thứ hai, những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến lược như CPTPP, EVFTA gần đây là RCEP và với Anh Quốc đã tạo điều kiện cho Gạo Việt Nam bứt phá. Thứ ba, năm 2020 với tình hình dịch COVID-19 làm suy giảm nhiều ngành nghề, nhưng nhu cầu về lương thực không giảm mà còn tăng, đây cũng là nguyên nhân khách hàng vẫn cần mua gạo Việt Nam.

Từ câu chuyện của các nhà khoa học, các doanh nhân, cho thấy, cánh cửa XK gạo của Việt Nam đang rộng mở nếu đạt được các tiêu chuẩn tại mỗi thị trường.

“Với lợi thế là đất nước kiểm soát tốt về dịch bệnh COVID-19, chúng ta tiếp tục khẳng định là quốc gia an toàn, đủ năng lực và sẵn sàng cung ứng gạo cho thế giới” - TS Nguyễn Quốc Toản khẳng định.

L.Tùng - Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Vui, buồn chuyện xuất khẩu gạo

Nguyễn Duy Nghĩa |

Gạo Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức để xuất khẩu sang những thị trường khó tính, dù chất lượng không hề kém so với gạo của nhiều nước.

Giá gạo xuất khẩu tăng thêm 5USD, thị trường xuất khẩu gạo rộng mở

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu ngày 25.8 bất ngờ tăng thêm 5 USD/tấn lên mức 488-492 USD/tấn so với 1 ngày trước đó. Giá trị gạo Việt Nam đang được nâng tầm khi làm tốt thương hiệu.

Việt Nam đang trở lại vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới

Phong Nguyễn |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3,9 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,9 tỉ USD, tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, vượt Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Đây là lần thứ 2 Việt Nam có thể trở lại vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

Cha đẻ gạo ngon nhất thế giới: Xuất khẩu gạo vào Mỹ, Châu Âu không khó!

NHẬT HỒ |

Ông Hồ Quang Cua, cha đẻ của gạo ngon nhất thế giới ST25 cho rằng khả năng gạo an toàn đi vào thị trường Mỹ và Châu Âu là rất dễ dàng. Bởi sau khi gạo ST25 đoạt giải, có rất nhiều khách hàng nước ngoài đặt mua nhưng không đủ bán.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Vui, buồn chuyện xuất khẩu gạo

Nguyễn Duy Nghĩa |

Gạo Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức để xuất khẩu sang những thị trường khó tính, dù chất lượng không hề kém so với gạo của nhiều nước.

Giá gạo xuất khẩu tăng thêm 5USD, thị trường xuất khẩu gạo rộng mở

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu ngày 25.8 bất ngờ tăng thêm 5 USD/tấn lên mức 488-492 USD/tấn so với 1 ngày trước đó. Giá trị gạo Việt Nam đang được nâng tầm khi làm tốt thương hiệu.

Việt Nam đang trở lại vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới

Phong Nguyễn |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3,9 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,9 tỉ USD, tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, vượt Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Đây là lần thứ 2 Việt Nam có thể trở lại vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

Cha đẻ gạo ngon nhất thế giới: Xuất khẩu gạo vào Mỹ, Châu Âu không khó!

NHẬT HỒ |

Ông Hồ Quang Cua, cha đẻ của gạo ngon nhất thế giới ST25 cho rằng khả năng gạo an toàn đi vào thị trường Mỹ và Châu Âu là rất dễ dàng. Bởi sau khi gạo ST25 đoạt giải, có rất nhiều khách hàng nước ngoài đặt mua nhưng không đủ bán.