Việt Nam là 1 trong 5 nước tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới

Anh Tuấn |

Thương mại điện tử đang được xem là ngành công nghiệp chiếm thị phần lớn của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong hai năm qua. Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

60 triệu người mua sắm trực tuyến trong năm 2022

Tết năm nay thật nhàn hạ với chị Nguyễn Thuý Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bởi chị không còn phải tất bật đi chợ để chuẩn bị thực phẩm làm mâm cỗ Tết và mua đồ dùng trang trí nhà cửa. Những việc này chị đều đặt hàng trực tuyến, qua các mối quen mua sắm trong năm.

"Qua nhiều năm mua sắm online, tôi đã có vài mối mua hàng quen như mứt dừa nhà làm từ một chị bạn ở Vĩnh Phúc, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng từ một hợp tác xã có tiếng ở Lai Châu, bánh trưng của một nghệ nhân ở Bát Tràng, hạt dưa các loại ở cửa hàng thực phẩm sạch có dịch vụ giao hàng tận nơi.

Còn một số mặt hàng như bánh kẹo, giỏ quà Tết thì săn trên các sàn thương mại điện tử để tận dụng phiếu giảm giá, giao hàng miễn phí", chị Hà cho biết.

Theo chị Hà, khi kinh tế khó khăn hơn, không khí mua sắm Tết ở gia đình chị cũng không còn sôi nổi như mọi năm. Cho nên, để "đơn giản hoá Tết", chị lên sàn thương mại điện tử để tìm kiếm các chương trình khuyến mãi, tham khảo giá và tích lũy voucher giảm giá. Điều này giúp chị không còn vất vả, tất bật với Tết và có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình hơn.

Năm 2022, hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Trong năm 2022, thương mại điện tử tăng trưởng 20% so với cùng kỳ và quy mô ước đạt 16,4 tỉ USD, theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022.

Ước tính số lượng người tiêu dùng Việt mua sắm trực tuyến trong nước năm qua là 57 - 60 triệu người, với giá trị mua sắm trực tuyến của một người ước đạt 5,7 - 6,2 triệu đồng một năm.

Lượng người đặt hàng online trong năm 2022 rất lớn. Ảnh minh hoạ: Cường Ngô
Lượng người đặt hàng online trong năm 2022 rất lớn. Ảnh minh hoạ: Cường Ngô

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Bước vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Trong năm 2022, các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba được triển khai mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu.

Thông qua những chương trình này, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam (nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng) có thể xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới theo các kênh thương mại điện tử B2B, B2B2C.

Đây là thành công lớn nhất của các cơ quan quản lý nhà nước trong năm 2022 trong việc thúc đẩy tìm kiếm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam cũng như thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Năm 2023, thương mại điện tử vẫn tiếp tục giữ nhịp

Nhận định xu thế phát triển của thương mại điện tử trong năm 2023, ThS. Nguyễn Bình Minh - Giảng viên chính Bộ môn Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại cho biết, những dự báo về khó khăn trong năm 2023 là rất rõ ràng, cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine về năng lượng, lương thực chưa lường hết được, cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn vẫn đang diễn ra.

Tuy nhiên ông cho rằng, trong 6 tháng đầu năm 2023, thương mại điện tử vẫn tiếp tục giữ nhịp tăng trưởng và sẽ chậm lại vào 6 tháng cuối năm do tác động từ tình hình kinh tế thế giới và các cuộc xung đột địa chính trị.

Điều này đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam mà trực tiếp là các khoản vay cùng với đó đầu tư nước ngoài của chúng ta đến thời điểm này có thể bị chững lại hoặc sụt giảm.

Trong trường hợp tình hình địa chính trị thế giới ổn định, kinh tế hồi phục thì thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng, triển vọng tăng trưởng năm 2023 có thể bằng năm 2022.

"Đây là điểm khác biệt với thị trường truyền thống, nếu thuận lợi tăng trưởng tốt, không thuận lợi tăng trưởng chậm trong khi thị trường truyền thống không thuận lợi sẽ có thể bị đứt gãy", ông nói.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Tết thầy online

Cam Ly |

Dân gian từ xưa có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” để nhắc nhớ chúng ta về truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Đà Nẵng đặt mục tiêu giữ vững tăng trưởng, đảm bảo đời sống dân sinh

Thanh Hải |

Đà Nẵng đã thống nhất, chọn Chủ đề năm 2023 là: “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”. Mục tiêu rõ ràng, quyết tâm rất cao, nhưng để đạt được không hề là dễ dàng...Tuy nhiên, Đà Nẵng kiên định chủ trương phải đảm bảo đời sống người dân, an sinh xã hội. Chính điều này sẽ đạt được sự đồng thuận cao, là tiền đề cho sự thành công và phát triển bền vững.

"Vững tay chèo" để năm 2023 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất

PHẠM ĐÔNG |

Các đại biểu Quốc hội đánh giá, năm 2022 với nhiều thách thức, Chính phủ đã đoàn kết, sáng tạo đưa ra những chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động với những quyết sách đột phá, kịp thời đã giúp kinh tế - xã hội phục hồi mạnh mẽ, thể hiện sự “vững tay chèo trong sóng cả”. Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ tiếp tục được tạo đà, hưởng lợi từ việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế.

Cổng chào năm mới ở TP Nha Trang bất ngờ gãy, sập xuống đường

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cổng chào mừng năm mới 2023 ở TP Nha Trang bỗng dưng gãy sập làm đôi. Địa phương đã nhanh chóng khắc phục sự cố để đảm bảo giao thông.

300 lao động không vào làm việc ngày đầu năm vì chưa nhận đủ thưởng Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, khoảng 300 lao động công ty may mặc đã không vào nhà máy làm việc ngày đầu năm vì công ty chưa trả đủ tiền thưởng Tết bằng tháng lương cơ bản.

VPF và HAGL sẽ giải quyết tranh cãi việc quảng bá tài trợ ở V.League 2023

AN NGUYÊN |

Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và lãnh đạo câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai sẽ có buổi gặp mặt vào ngày 28.1. Buổi gặp này nhằm đối thoại và giải quyết tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của đôi bên tại V.League 2023.

Vũ Hán đón Tết sau 3 năm dịch bệnh, tận hưởng khoảnh khắc bình thường

Quý An (theo Global Times) |

Ba năm sau khi đại dịch bắt đầu, người dân Vũ Hán bày tỏ hy vọng về tương lai tốt đẹp khi bước vào năm âm lịch mới.

Báo Lao Động nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc

Bảo Hân – Hải Nguyễn |

Sáng 27.1, Báo Lao Động tổ chức gặp mặt đầu xuân Quý Mão toàn bộ cán bộ, phóng viênÔng Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho Báo Lao Động- đơn vị xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn năm 2022.

Tết thầy online

Cam Ly |

Dân gian từ xưa có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” để nhắc nhớ chúng ta về truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Đà Nẵng đặt mục tiêu giữ vững tăng trưởng, đảm bảo đời sống dân sinh

Thanh Hải |

Đà Nẵng đã thống nhất, chọn Chủ đề năm 2023 là: “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”. Mục tiêu rõ ràng, quyết tâm rất cao, nhưng để đạt được không hề là dễ dàng...Tuy nhiên, Đà Nẵng kiên định chủ trương phải đảm bảo đời sống người dân, an sinh xã hội. Chính điều này sẽ đạt được sự đồng thuận cao, là tiền đề cho sự thành công và phát triển bền vững.

"Vững tay chèo" để năm 2023 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất

PHẠM ĐÔNG |

Các đại biểu Quốc hội đánh giá, năm 2022 với nhiều thách thức, Chính phủ đã đoàn kết, sáng tạo đưa ra những chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động với những quyết sách đột phá, kịp thời đã giúp kinh tế - xã hội phục hồi mạnh mẽ, thể hiện sự “vững tay chèo trong sóng cả”. Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ tiếp tục được tạo đà, hưởng lợi từ việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế.