Việt Nam được đánh giá cao khi điều hành chính sách linh hoạt, giữ vững đà tăng trưởng

Hương Nguyễn |

“Các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ Việt Nam là rất đáng ghi nhận, những chính sách này đã được áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái”, ông Andrew Jeffries - Giám đốc ADB Việt Nam nhận định.

Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định

Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng những kết quả kinh tế mà Việt Nam đạt được trong 4 tháng đầu năm và triển vọng tăng trưởng từ nay đến hết năm 2021 được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.

“Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với các tác động kinh tế của COVID-19, có công cụ mạnh để bảo đảm khả năng phục hồi của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng và các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ đã điều hành linh hoạt cả chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm ngoái như cắt giảm lãi suất cơ bản nhiều lần cũng như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để bù lấp khoảng thiếu hụt do đầu tư tư nhân giảm đi”, ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam đánh giá.

Các chuyên gia ADB cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng 6,7% vào năm 2021 và 7,0% vào năm 2022. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Lạm phát sẽ được kiểm soát, mặc dù dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8% trong năm nay và 4,0% vào năm 2022 do giá dầu quốc tế tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước tăng.

“Theo tôi, các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ là rất đáng ghi nhận, những chính sách này đã được áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái”, ông Andrew Jeffries nhận định.

Tờ báo Nikkei Asia vừa đăng tải bài viết trong đó nêu rõ làn sóng COVID-19 mới đang làm trì hoãn phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á. Hàng loạt các quốc gia suy giảm kinh tế, trong khi đó chỉ có Việt Nam và Singapore ghi nhận mức tăng trưởng tốt.

Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

Theo đánh giá của các chuyên gia World Bank, trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư. Nếu cần duy trì hoặc thắt chặt các biện pháp hạn chế mới về y tế và đi lại, Chính phủ có thể muốn xem xét một gói kích thích tài khóa mới, bao gồm một gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Các hoạt động kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, vận tải và bán lẻ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này và mức độ ứng phó nhanh chóng của Chính phủ.

Giám đốc ADB Việt Nam cho rằng, trong thời gian tới, động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trước hết phải kể đến ngành công nghiệp với sản xuất định hướng xuất khẩu.

Thứ hai, là sự gia tăng đầu tư, cả đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân.

Thứ ba, là động lực từ việc sự gia tăng thương mại quốc tế. Hai nền kinh tế lớn nhất và cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc cũng đang phục hồi nhanh chóng và sẽ tăng trưởng cao trong năm nay.

"Mặc dù đại dịch còn gây ra những khó khăn, tuy nhiên sự phục hồi của hai đối tác làm ăn quan trọng cũng như 15 hiệp định thương mại tự do và Việt Nam với nhiều bạn hàng lớn sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư”, ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam đánh giá.

Theo HSBC, với sự gia tăng của chu kỳ công nghệ, dòng vốn FDI ổn định và nhiều FTA, Việt Nam vẫn là một trong những nước có triển vọng tăng trưởng sáng giá nhất ở Châu Á.

Chuyên gia của HSBC dự báo áp lực lạm phát tiếp tục giảm nhẹ, chỉ tăng trung bình 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2021. Giá thực phẩm đang được điều chỉnh do giá thịt lợn đã quay trở lại mức bình thường, và điều này có khả năng sẽ bù đắp những tác động của giá dầu cao hơn.

Ngoài ra, đồng tiền ổn định sẽ làm giảm bớt lo ngại về tỉ giá hối đoái cao chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng. Xem xét tất cả những yếu tố trên, Khối Nghiên cứu Kinh tế của ngân hàng này dự đoán lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 sẽ ở mức 3%, thấp hơn nhiều so với mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

HSBC vừa nâng mạnh dự báo GDP năm 2022. Ngân hàng này cho rằng, Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5%. Trong 16 nền kinh tế Châu Á được phân tích trong báo cáo, Việt Nam là nước có GDP năm 2022 được nâng dự báo tăng trưởng mạnh nhất.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam phát triển hướng tới nền kinh tế thu nhập cao

Khánh Minh |

Báo chí thế giới thời gian qua dành hai chủ đề lớn trong hàng loạt bài viết và thông tin về Việt Nam là chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế đất nước.

Báo quốc tế lạc quan về tương lai nền kinh tế Việt Nam

Song Minh tổng hợp |

Báo chí thế giới trong thời gian vừa qua có một số bài viết bày tỏ lạc quan về sự phát triển kinh tế của Việt Nam - nhân tố đóng góp cho thịnh vượng toàn cầu.

Khu công nghiệp an toàn để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển

Lê Thanh Phong |

Từ 5 K, đến nay đã chuyển sang 7 K, đó là: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế, Kiểm soát biên giới, Khu cách ly an toàn.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Việt Nam phát triển hướng tới nền kinh tế thu nhập cao

Khánh Minh |

Báo chí thế giới thời gian qua dành hai chủ đề lớn trong hàng loạt bài viết và thông tin về Việt Nam là chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế đất nước.

Báo quốc tế lạc quan về tương lai nền kinh tế Việt Nam

Song Minh tổng hợp |

Báo chí thế giới trong thời gian vừa qua có một số bài viết bày tỏ lạc quan về sự phát triển kinh tế của Việt Nam - nhân tố đóng góp cho thịnh vượng toàn cầu.

Khu công nghiệp an toàn để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển

Lê Thanh Phong |

Từ 5 K, đến nay đã chuyển sang 7 K, đó là: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế, Kiểm soát biên giới, Khu cách ly an toàn.