Việt Nam định hình những trung tâm kinh tế lớn của khu vực

Cao Nguyên |

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… là một trong những trung tâm kinh tế đang đặt mục tiêu trong 10 hoặc 15 năm tiếp theo trở thành trung tâm kinh tế Đông Nam Á, trung tâm kinh tế, tài chính Châu Á… Thực tế, với sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm qua, các trung tâm này đã và đang xứng tầm là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và tầm cỡ của khu vực.

Khẳng định vị thế đầu tàu

Những người đi xa có dịp trở về Hà Nội trong những năm tháng gần đây chắc chắn sẽ ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng của Thủ đô. Những tuyến đường cao tốc nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố, đường vành đai, cầu bắc qua sông Hồng, những công trình lớn… được xây dựng, tạo diện mạo khang trang. Không chỉ ở khu vực nội thành, bộ mặt vùng nông thôn rộng lớn cũng có nhiều đổi thay rõ nét. Dù còn một số vấn đề trong công tác quản lý đô thị, nhưng không thể phủ nhận, kinh tế Thủ đô phát triển đã giúp đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và tinh thần.

Nằm giữa trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, điều kiện tự nhiên và giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, mà còn có vai trò là một trong hai đầu tàu kinh tế của đất nước, động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, năm 2020 là một năm thành công của Hà Nội. Và năm 2021, Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục đạt kỳ tích trong phát triển kinh tế-xã hội dựa trên nền tảng Hà Nội đã và đang kiểm soát tốt đại dịch COVID-19; đà tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2020 cùng sự chủ động, tích cực khai thác những động lực tăng trưởng mới chưa từng có, được cộng hưởng, lan tỏa từ bản thân quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển của Thủ đô cũng như chung của cả nước năm 2021.

Kỳ vọng tạo kỳ tích phát triển kinh tế năm 2021 của Hà Nội trước hết đặt trên nền tảng những thành công kinh tế năm 2020. Hơn nữa, theo ông Phong, Hà Nội hiện có lợi thế lớn, có không gian, có dư địa phát triển thuận lợi từ điều kiện tự nhiên và vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội không chỉ là trái tim, mà còn là bộ mặt và đầu tàu tăng trưởng chung của cả nước, nơi hội tụ nhân tài...

“Với sự quan tâm của Trung ương và thành tựu trong 35 năm đổi mới, Hà Nội ngày càng có tâm thế và hội tụ đủ các điều kiện để tạo kỳ tích trong năm 2021, phấn đấu tăng trưởng kinh tế, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 là thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế… theo tinh thần Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII” - chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói.

Năm 2045, TP.Hồ Chí Minh là địa điểm hấp dẫn toàn cầu

Không riêng gì Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh cũng đề ra chỉ tiêu đến năm 2045 trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao.

Trong một cuộc trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, trong 5 năm qua, TP.Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả quan trọng, giữ vững vai trò đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, luôn là địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, mục tiêu đến năm 2025, TP.Hồ Chí Minh phải trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. TP.Hồ Chí Minh phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu người khoảng 8.500USD. Đến năm 2030, TP.Hồ Chí Minh phải là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại.

Bên cạnh đó, TP.Hồ Chí Minh thời điểm này phải là thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số. Ước thu nhập bình quân đầu người của người dân TP.Hồ Chí Minh năm 2030 đạt 13.000 USD. TP.Hồ Chí Minh phải trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học, công nghệ của Đông Nam Á. Đến năm 2045, TP.Hồ Chí Minh được định vị là một trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao. Mức thu nhập bình quân đầu người ước đạt 37.000USD, là địa điểm hấp dẫn toàn cầu.

Năm 2020 là một năm thành công của Hà Nội. Và năm 2021, Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục đạt kỳ tích trong phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Cao Nguyên
Năm 2020 là một năm thành công của Hà Nội. Và năm 2021, Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục đạt kỳ tích trong phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: Cao Nguyên

Tuy nhiên, để thực hiện được những mục tiêu trên, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh cho hay, trước mắt, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, TP.Hồ Chí Minh đã đề ra 26 chỉ tiêu phát triển trên 5 lĩnh vực.

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh, một thành phố phát triển cần có 3 đột phá: Thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, đột phá hạ tầng giao thông là quan trọng nhất. Tuy nhiên, TP.Hồ Chí Minh đang gặp nhiều thách thức, đó là hạ tầng giao thông thiếu kết nối, chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến hạ tầng thành phố chưa đồng bộ là do thiếu nguồn vốn. Do đó, hiện TP.Hồ Chí Minh xây dựng đề án quan trọng về ngân sách, làm sao Trung ương tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách để lại cho TP.Hồ Chí Minh.

Nhiều mục tiêu lớn

Cùng hai thành phố lớn, Đà Nẵng và Cần Thơ cũng đặt ra nhiều mục tiêu để phát triển. Cụ thể, UBND Thành phố Cần Thơ vừa có quyết định phê duyệt đề án “Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp Thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại”, với mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và mang tầm khu vực…

Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, thành phố phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và mang tầm khu vực về công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, có sức lan tỏa, tác động đến phát triển công nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Và đến năm 2030, thành phố phấn đấu có một số nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao, gắn với phát triển ổn định và bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vào cuối tháng 3.2021, tại lễ công bố Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển Thành phố Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - chia sẻ, địa phương đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra nhằm xây dựng và phát triển thành phố trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn.

Ông Lê Trung Chinh cho hay, sự ra đời của Nghị quyết số 43 đã tạo cơ hội cho thành phố phát triển thuận lợi trong những năm tiếp theo với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á.

Cũng theo vị lãnh đạo này, với Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng vừa được phê duyệt, Đà Nẵng sẽ khắc phục những hạn chế, tận dụng và sử dụng tốt hơn không gian đô thị cũng như đưa ra các giải pháp về môi trường, dân số, thích ứng biến đổi khí hậu…

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế số sẽ chiếm 50% tỉ trọng GDP

Văn Nguyễn |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) cho hay, vừa hoàn tất dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đồng thời cũng đang hoàn tất, lấy ý kiến dự thảo tờ trình để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua bản chiến lược này.

Quốc tế đánh giá Việt Nam là điểm sáng kinh tế trong đại dịch

Thanh Hà |

Truyền thông quốc tế những ngày qua đánh giá, câu chuyện về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là một trong những tin tích cực trong đại dịch COVID-19.

Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực

Phong Nguyễn - Cường Ngô |

4 tháng đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực với những kết quả đáng ghi nhận: Hoạt động xuất, nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 103,9 tỉ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2020...

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Kinh tế số sẽ chiếm 50% tỉ trọng GDP

Văn Nguyễn |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) cho hay, vừa hoàn tất dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đồng thời cũng đang hoàn tất, lấy ý kiến dự thảo tờ trình để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua bản chiến lược này.

Quốc tế đánh giá Việt Nam là điểm sáng kinh tế trong đại dịch

Thanh Hà |

Truyền thông quốc tế những ngày qua đánh giá, câu chuyện về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là một trong những tin tích cực trong đại dịch COVID-19.

Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực

Phong Nguyễn - Cường Ngô |

4 tháng đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực với những kết quả đáng ghi nhận: Hoạt động xuất, nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 103,9 tỉ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2020...