Việt Nam có thể đang chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá

Hương Nguyễn |

“Chúng ta đang sử dụng quá nhiều chính sách tiền tệ để phục hồi kinh tế, tổng cầu mà chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá phản chu kỳ” - PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nhận định.

Dư địa chính sách tiền tệ còn ít hơn chính sách tài khoá

"Tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn rất yếu, mặc dù mức lãi suất đã có xu hướng giảm hơn so với năm 2022" - PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - nhận định.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất cơ bản từ 4,25% lên 4,5%, mức cao nhất trong gần 15 năm, FED dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7. Xu hướng chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn được duy trì, diễn biến lạm phát còn phức tạp.

Để thúc đẩy tổng cầu của nền kinh tế, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, chính sách tài khoá mới là chìa khóa lúc này. Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết: "Nên ưu tiên sử dụng các biện pháp tài khoá để thúc đẩy tổng cầu. Cụ thể, tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công; tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, tránh dàn trải; phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thực; bổ sung/xây dựng mới các trường học công đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Ngoài ra, có thể kích cầu thông qua trợ cấp an sinh xã hội cho hộ nghèo và người bị mất việc; nâng mức thu nhập chịu thuế".

PGS.TS Nguyễn Đức Trung cho rằng: “Tiến độ giải ngân đầu tư công chưa thực sự cải thiện. Trong ngắn hạn, nếu phục hồi được các ông lớn FDI như Samsung hay có chính sách tài khoá phản chu kỳ phù hợp thì kinh tế mới có thể thoát khỏi khó khăn. Quan trọng nhất là đầu tư đúng chỗ, đúng điểm và với nguồn khả thi. Hãy đầu tư xung quanh khu vực TPHCM, biến nơi này thành trọng điểm kinh tế phát triển. Về nguồn vốn, hãy cho phép TPHCM giữ lại một phần ngân sách để chủ động đầu tư từ 21% lên 31%, với tỉ lệ bằng Hà Nội hiện nay. Hiện tại đang là cơ hội tốt để đầu tư điện, đường, trường, trạm, tài sản công, khu vực giao thông”.

Không thể mãi điều chỉnh gia hạn nợ

Theo quy luật thông thường, lợi nhuận ngân hàng sẽ suy giảm chậm hơn, có độ trễ so với cả các doanh nghiệp. PGS.TS Nguyễn Đức Trung phân tích việc cho phép kéo dài kỳ hạn nợ, giãn nợ, không chuyển nhóm nợ giúp tín dụng không giảm đột ngột. Nguồn thu tín dụng không giảm mạnh. Thêm vào đó, ở Việt Nam các ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số giúp nguồn thu từ dịch vụ thanh toán tăng mạnh.

Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận ngân hàng sẽ không còn dễ dàng mãi. Việt Nam sẽ không thể mãi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Trong khi đó, doanh nghiệp dường như chưa tìm được giải pháp tối ưu để thoát khỏi khó khăn. Cái thứ hai quan trọng hơn đấy là lãi suất phải phù hợp với cả rủi ro của doanh nghiệp vay vốn.

Chuyên gia này cho rằng, chính sách tiền tệ nên hướng đến 3 nội dung. Một là ổn định hệ thống ngân hàng. Hai là lãi suất phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn. Ba là Ngân hàng Nhà nước cần tiếp nối thành công ổn định tỉ giá của năm 2022. Ổn định tỉ giá hiện giờ là nền tảng cơ bản nhất tránh nhập khẩu lạm phát và để tạo ra nền tảng vĩ mô ổn định.

“Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 thì tăng trưởng quý III đâu đó cần đạt là 7,4%, quý IV cần đạt là 10,3%. Nhiệm vụ này đầy thách thức, khó khăn. Chúng ta cần quen dần với khái niệm tăng trưởng thấp ổn định, phù hợp nhất với điều kiện thực tế. Trừ khi Việt Nam có đề xuất đột phá kiệt xuất để nền kinh tế quay lại tăng trưởng cao như trước đây” - PGS. TS Nguyễn Đức Trung nhận định.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh đầu tư công để khơi thông dòng tiền chảy vào nền kinh tế

Phan Anh - Đức Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp, đưa nền lãi suất về mức hỗ trợ trước đại dịch COVID-19, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Theo các chuyên gia, ngoài giảm lãi suất, để tiền chảy vào nền kinh tế, việc hỗ trợ doanh nghiệp cần sự phối hợp cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

Gói chính sách tài khoá, tiền tệ phục hồi kinh tế có sự đồng thuận cao

Phạm Đông |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, gói chính sách tài khoá, tiền tệdù phức tạp nhưng vẫn có đồng thuận cao, do đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc Quốc hội thông qua các nội dung của kỳ họp mới chỉ là thành công bước đầu, khâu tổ chức thực hiện là cực kỳ quan trọng để nghị quyết đi vào cuộc sống.

Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi phát triển KT-XH

|

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký, ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Dưới đây là toàn văn nội dung nghị quyết.

Đêm diễn trên sân Mỹ Đình của Blackpink đứng trước nguy cơ ế vé

Huyền Chi |

Đến gần ngày diễn ra đêm diễn của Blackpink tại Hà Nội, nhu cầu mua vé của người hâm mộ chậm lại trông thấy.

"Osin bá đạo phim Việt": Tốt nghiệp xuất sắc nhưng tôi sốc khi mình là số 0

NHÓM PV |

Trong cuộc trò chuyện với Lao Động ở Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Anh Thơ - người được khán giả đặt biệt danh "Osin bá đạo của màn ảnh Việt" chia sẻ, chị đã sốc khi trở thành diễn viên, dù tốt nghiệp xuất sắc khóa đào tạo diễn viên ở Nhà hát Tuổi trẻ.

Dự án 1.200 tỉ đồng “treo” suốt 15 năm

NGỌC VIÊN |

Nằm ở vị trí đắc địa của TP Quảng Ngãi, nhưng dự án Vina Universal Paradise rộng gần 60 ha, cấp phép năm 2008, với tổng vốn khoảng 1.200 tỉ đồng, đến nay vẫn nằm trên giấy. Dự án này là nguyên nhân khiến cuộc sống người dân khổ sở suốt 15 năm.

Người Đà Nẵng sửa nhịp cầu xanh cho nữ hoàng linh trưởng Sơn Trà

THÙY TRANG |

Đầu tháng 7 vừa qua, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cùng các tình nguyện viên, những người yêu Sơn Trà đã chẳng ngại cái nắng rát giữa hè để đi sửa, treo mới những chiếc cầu cây xanh cho Voọc chà vá chân nâu.

Vì sao tổ giám sát đấu giá đất huyện Quỳnh Lưu bị kiểm điểm?

QUANG ĐẠI |

Liên quan vụ việc em trai Phó Chủ tịch huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) mua trúng đấu giá 23 lô đất bị hủy kết quả, tổ giám sát cuộc đấu giá này bị yêu cầu kiểm điểm.

Đẩy mạnh đầu tư công để khơi thông dòng tiền chảy vào nền kinh tế

Phan Anh - Đức Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp, đưa nền lãi suất về mức hỗ trợ trước đại dịch COVID-19, nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Theo các chuyên gia, ngoài giảm lãi suất, để tiền chảy vào nền kinh tế, việc hỗ trợ doanh nghiệp cần sự phối hợp cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

Gói chính sách tài khoá, tiền tệ phục hồi kinh tế có sự đồng thuận cao

Phạm Đông |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, gói chính sách tài khoá, tiền tệdù phức tạp nhưng vẫn có đồng thuận cao, do đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc Quốc hội thông qua các nội dung của kỳ họp mới chỉ là thành công bước đầu, khâu tổ chức thực hiện là cực kỳ quan trọng để nghị quyết đi vào cuộc sống.

Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi phát triển KT-XH

|

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký, ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Dưới đây là toàn văn nội dung nghị quyết.